26/07/2009 04:26 GMT+7

Ông thiếu tướng đi tìm đồng đội

ĐỨC DỤC
ĐỨC DỤC

TT - Cuộc đời quân ngũ của ông gắn liền với những trận chiến ác liệt ở vùng Khu 4 khói lửa. Sinh ra ở Hà Nội nhưng sau chiến tranh ông về sống ở TP.HCM. Nghỉ hưu nhưng những bước chân tuổi 81 của ông vẫn chưa ngơi nghỉ.

Phóng to
Điểm cao 544 bây giờ. Thiếu tướng Nguyễn Minh Long ngồi giữa, cầm máy ảnh - Ảnh: Đức Dục

Ông là thiếu tướng Nguyễn Minh Long. 13 năm ròng rã ông đi tìm mộ phần của đồng đội, những người đã ngã xuống, đã ngủ yên trong lòng đất mẹ nhưng chưa về được với gia đình.

Giữa những ngày tháng 7, thiếu tướng Nguyễn Minh Long và đồng đội trở lại chiến trường xưa ở điểm cao 544 (Quảng Trị). Đầu đội mũ tai bèo, vai đeo balô, tay chống gậy, ông và đồng đội băng rừng vượt suối. Cách đây 38 năm, trong cuộc đánh chiếm điểm cao 544, nhiều đồng đội ông đã vĩnh viễn nằm lại mảnh đất này, trong số đó nhiều chiến sĩ vẫn chưa biết phần mộ đang nằm ở đâu. Trận chiến ngày đó cực kỳ ác liệt. Bây giờ, dưới màu xanh bạt ngàn kia, không biết các anh nằm ở chỗ nào... Suốt mấy ngày ròng rã, ông và đồng đội tìm thấy một số phần mộ. Những bàn tay run rẩy nâng niu từng đốt xương, kính cẩn gói ghém...

Từ Điện Biên Phủ đến thành cổ Quảng Trị, đường 9 Nam Lào, Thượng Đức, biên giới Tây Nam, Lâm Đồng... dấu chân ông giờ đây đạp lên những bước chân ngày trẻ. Có những đợt đi cả tháng trời vẫn không tìm thấy một phần mộ hay thông tin gì nhưng không làm ông và đồng đội nản chí. Trời nắng cũng như mưa, ngày hè nóng bức rực lửa cũng như đông về giá rét, khi có thông tin về phần mộ ở đâu ông lại lặn lội đi thu thập, xác minh.

Cứ thế ròng rã 13 năm qua số phần mộ mà ông và đồng đội tìm thấy đã xấp xỉ con số 1.000, trong đó có nhiều phần mộ có tên, có quê. Ông tâm sự: “Mình sống để trở về, có gia đình vợ con thế này, đồng đội mình thì lạnh lẽo nằm lại các chiến trường, không một nén hương, thử hỏi làm sao có thể yên lòng. Có sống thêm bao nhiêu cuộc đời nữa cũng đâu đủ trả hết món nợ ấy... Có nhiều bà mẹ khi tìm thấy mộ con đã sống thêm được 5-7 năm.

Và còn đó rất nhiều bà mẹ, người vợ và những đứa con vẫn chưa tìm thấy phần mộ của người thân mình. Đó là nỗi niềm day dứt trong mỗi người lính chúng tôi dù tuổi đã cao. Khi nào còn đồng đội chưa trở về được quê mẹ thì hành trình của chúng tôi vẫn tiếp tục...”.

ĐỨC DỤC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar