18/03/2020 13:23 GMT+7

Ông Putin rộng đường tái tranh cử

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Nếu người Nga muốn, Tổng thống Vladimir Putin sẽ đủ điều kiện tái tranh cử năm 2024. Khảo sát tới lúc này cho thấy ông Putin đang được ủng hộ.

Ông Putin rộng đường tái tranh cử - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dự một phiên họp hạ viện về thay đổi hiến pháp ngày 10-3 - Ảnh: Reuters

Tòa án hiến pháp Nga ngày 16-3 ra phán quyết ủng hộ các đề xuất cải cách hiến pháp của Tổng thống Putin. Việc sửa đổi hiến pháp sẽ được quyết định sau cuộc bỏ phiếu toàn dân vào ngày 22-4 tới. Truyền thông quốc tế xem đây là sự kiện mở đường cho ông Putin ra tranh cử vào 4 năm tới để tiếp tục lãnh đạo nước Nga.

Lãnh đạo trọn đời

Một tuần trước, giới phân tích chính trị Nga đều hiểu rằng ông Putin sẽ rời nhiệm sở vào năm 2024, thời điểm ông kết thúc nhiệm kỳ tổng thống và không được phép tái tranh cử do quy định giới hạn hai nhiệm kỳ liên tục. Nhưng nói như Đài RT thì "trong chính trị, một tuần là khoảng thời gian dài".

Ngày 10-3, người ta thấy phi hành gia huyền thoại Valentina Tereshkova, "người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian" trong sứ mệnh 1963, đã một lần nữa góp tên vào lịch sử bằng cách đề xuất việc... xóa lịch sử lãnh đạo của Tổng thống Putin.

Bà Tereshkova, nay 83 tuổi và đang là thành viên Hạ viện Quốc hội Nga (Duma Quốc gia), đã đề xuất một sửa đổi cho hiến pháp Nga rằng "sau khi hiến pháp sửa đổi có hiệu lực, tổng thống hiện nay, cũng như bao công dân khác, có quyền được bầu làm lãnh đạo quốc gia".

Nói cách khác, bà Tereshkova về lý thuyết mở đường cho ông Putin lãnh đạo thêm 16 năm nữa, và khi kết thúc nhiệm kỳ tương lai vào năm 2036, ông Putin sẽ hơn 80 tuổi. Đề xuất ấy được Duma Quốc gia phê chuẩn ngày 11-3, và được hội đồng lập pháp của toàn bộ 85 chủ thể Liên bang Nga thông qua.

Hồi đầu tuần, nhật báo RBK trụ sở Matxcơva dẫn khảo sát của Công ty Insomar nói 57% người Nga đang sẵn sàng bỏ phiếu cho Tổng thống Putin nếu ông tái tranh cử năm 2024. Ngoài ra, 68% người được hỏi cũng ủng hộ quyết định của ông Putin về việc không bác bỏ sáng kiến của bà Tereshkova, đồng thời chuyển đề xuất ấy cho Tòa án hiến pháp.

Người Nga cần ông Putin lúc này?

Dư luận phương Tây đa phần đề cập tới các diễn biến trên chính trường Nga gần đây như một biểu hiện cố gắng kéo dài quyền lực của ông Putin. Tuy nhiên, tình hình chính trị phương Tây đang trải qua, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19, có vẻ ủng hộ ông Putin tiếp tục lãnh đạo nước Nga.

Tại Anh, hiện đang có làn sóng chỉ trích kế hoạch "miễn dịch cộng đồng" dù Chính phủ Anh đã lên tiếng nói "miễn dịch cộng đồng" không phải chính sách họ đang theo đuổi.

Tại Mỹ, hai ứng viên tranh cử của Đảng Dân chủ tham gia màn tranh luận trực tiếp ngày 16-3 cũng thể hiện hai cách xử lý khác biệt. Ông Bernie Sanders đề xuất hệ thống chăm sóc y tế toàn dân theo mô hình nhà nước quản lý. Cách thức này sẽ kéo theo nhiều xáo trộn và cải cách thuế cần thiết. Trong khi đó ông Joe Biden đi theo hướng dập dịch virus corona ngay lập tức, vì "người dân cần kết quả chứ không phải một cuộc cách mạng".

Sự thắng thế của dư luận tại Anh và ứng viên Biden ở Mỹ vào lúc này có thể phần nào lý giải cho việc người Nga cần ông Putin. Trong những giai đoạn biến động, dư luận phần lớn cần nhìn thấy những kết quả ngắn hạn, trực diện và hữu hình.

Ở Nga, ông Putin có thể là một đại diện của những kết quả hữu hình ấy, vì có lẽ chưa ai mường tượng được một chính trường Nga hoặc một nước Nga không Putin sẽ trông ra sao. Người Nga cũng cần kết quả chứ "không phải một cuộc cách mạng".

18.000 người phản đối

Theo Hãng tin Reuters, khoảng 18.000 người Nga đã cùng ký vào một lá thư phản đối các sửa đổi trong hiến pháp cho phép ông Putin tiếp tục nắm quyền. Những người chỉ trích gọi hiến pháp mới là "không thể chấp nhận được về mặt chính trị và đạo đức".

Điện Kremlin xác nhận đã biết về lá thư trên, nhưng cho biết cũng đã nhận được nhiều thông điệp ủng hộ cho sự thay đổi và tất cả người Nga sẽ cùng quyết định điều này thông qua trưng cầu ý dân.

BẢO DUY

Hạ viện Nga mở đường, ông Putin sẽ tranh cử nắm quyền tổng thống đến 2036?

TTO - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 10-3 để ngỏ khả năng ông có thể nắm quyền đến năm 2036, sau khi Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga thông qua kiến nghị sửa đổi Hiến pháp về việc bãi bỏ hạn chế nhiệm kỳ đối với Tổng thống Vladimir Putin.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Mỹ - Trung chịu giảm thuế, thế giới hoan hỉ nhưng vẫn còn âu lo

Trưa 12-5 (giờ Việt Nam), Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những thỏa thuận thuế quan tạm thời tại Geneva, đánh dấu nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng thương mại và thu hút nhiều phản ứng từ cộng đồng quốc tế.

Mỹ - Trung chịu giảm thuế, thế giới hoan hỉ nhưng vẫn còn âu lo

Việt Nam lên tiếng về đề xuất của ông Putin đàm phán trực tiếp với Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine để tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn.

Việt Nam lên tiếng về đề xuất của ông Putin đàm phán trực tiếp với Ukraine

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Hy vọng mới cho kỷ nguyên AI và người nhập cư

Tân Giáo hoàng Leo XIV cho biết công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những lý do chính khiến ngài chọn tông hiệu 'Leo'.

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Hy vọng mới cho kỷ nguyên AI và người nhập cư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar