19/11/2024 15:21 GMT+7

Ông Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi

Ngày 19-11, Hãng tin Reuters cho biết theo tài liệu được đăng trên trang web của chính phủ Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi.

Ông Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi - Ảnh 1.

Ông Putin đã tuyên bố Nga sẽ phản ứng thích đáng nếu bị tấn công bằng tên lửa tầm xa của phương Tây - Ảnh: REUTERS

Một loạt báo đài Nga như Hãng thông tấn Sputnik, Tass, Đài RT... cũng đưa tin tương tự, kèm những nội dung chi tiết của học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký, 19-11, theo Sputnik.

Phiên bản trước đó của học thuyết hạt nhân Nga đã được phê duyệt vào tháng 6-2020, thay thế văn bản tương tự đã có hiệu lực trong 10 năm.

Chính sách răn đe hạt nhân của Nga "mang tính chất phòng thủ"

Theo cập nhật trên Telegram của Hãng tin Sputnik, ông Putin đã chấp thuận các chính sách quan trọng của Nga trong lĩnh vực răn đe hạt nhân. Cụ thể:

Ngăn chặn kẻ thù tiềm tàng gây hấn với Nga và các đồng minh là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia.

Bất kỳ hành động gây hấn nào của một quốc gia thuộc liên minh quân sự chống Nga hoặc các đồng minh sẽ được coi là hành động gây hấn của toàn bộ liên minh đó.

Chính sách của Nhà nước Nga trong lĩnh vực răn đe hạt nhân mang tính chất phòng thủ.

Nga thực hiện răn đe hạt nhân chống lại kẻ thù tiềm tàng, bao gồm các quốc gia, các khối và liên minh xem Nga là kẻ thù.

Khả năng thích ứng của răn đe hạt nhân với các mối nguy cơ và đe dọa quân sự được đưa vào nền tảng chính sách của Nhà nước Nga về răn đe hạt nhân.

Hành động gây hấn chống lại Nga hoặc các đồng minh thực hiện bởi một quốc gia phi hạt nhân, với sự hỗ trợ của của một quốc gia hạt nhân, sẽ được coi là một cuộc tấn công chung nhắm vào Nga.

Chính sách của nhà nước Nga về răn đe hạt nhân hướng đến duy trì tiềm lực của lực lượng hạt nhân ở mức vừa đủ để răn đe.

Ông Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi - Ảnh 2.

Một tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars được phóng trong một cuộc thử nghiệm ở vùng Northern Arkhangelsk, Nga - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga/Reuters

Nga xem xét kích hoạt răn đe hạt nhân khi nào?

Theo Sputnik, sắc lệnh phê chuẩn của ông Putin cũng nêu rõ Nga có thể xem xét kích hoạt răn đe hạt nhân trong trường hợp máy bay không người lái của kẻ thù tấn công đe dọa.

Dữ liệu về việc cất cánh hàng loạt của vũ khí tấn công trên không và không gian vượt qua biên giới Nga là một trong những điều kiện để xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân.

Nga coi những gì có thể yêu cầu nước này răn đe hạt nhân, triển khai tên lửa và hệ thống phòng thủ tên lửa là mối nguy hiểm quân sự.

Việc kẻ thù triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa trên không gian là mối nguy hiểm, và việc vô hiệu hóa mối nguy này đỏi hỏi Nga phải răn đe hạt nhân.

Nga coi việc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ các quốc gia phi hạt nhân là mối nguy hiểm quân sự chính.

Răn đe hạt nhân sẽ được thực hiện liên tục trong thời bình, trong thời chiến và cho đến khi sử dụng vũ khí hạt nhân.

Lực lượng răn đe hạt nhân của Nga bao gồm các lực lượng mặt đất, trên biển và trên không.

Nga đang thực hiện mọi nỗ lực cần thiết để ngăn chặn bất kỳ sự leo thang nào có thể gây ra xung đột quân sự, bao gồm cả xung đột hạt nhân.

Thông tin đáng tin cậy về việc phóng tên lửa đạn đạo tấn công Nga hoặc các đồng minh có thể khiến Nga sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả.

"Khiến kẻ thù phải biết đến hậu quả nếu tấn công Nga"

Theo Reuters, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh mục đích của học thuyết hạt nhân đã sửa đổi của Nga là khiến kẻ thù tiềm tàng phải ý thức được đòn trả đũa tất yếu nếu tấn công vào Nga hoặc các đồng minh của nước này.

Quyết định của Tổng thống Putin là câu trả lời của Điện Kremlin trước thông tin chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa được Washington viện trợ để tấn công vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga.

Học thuyết được cập nhật cũng nêu rõ các mối đe dọa khiến giới lãnh đạo Nga cân nhắc tấn công hạt nhân, bao gồm các cuộc tấn công với tên lửa thông thường, máy bay không người lái hoặc các loại máy bay khác.

Trước đó, chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, ông Putin đã ra lệnh sửa đổi học thuyết hạt nhân. Trong đó, bổ sung quy định rằng bất kỳ cuộc tấn công thông thường nào nhắm vào Nga với sự hỗ trợ của một cường quốc hạt nhân sẽ được coi là một cuộc tấn công chung vào Nga.

Bình luận về báo cáo Ukraine có thể sử dụng tên lửa ATACMS với tầm bắn 300km do Mỹ sản xuất để tấn công vào mục tiêu quân sự trên lãnh thổ vùng Kursk của Nga, người phát ngôn Dmitry Peskov cho biết quân đội nước này đang theo dõi chặt chẽ tình hình.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài gần 3 năm qua đã đẩy Nga và phương Tây vào cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Nga tiết lộ mục đích thay đổi học thuyết hạt nhân

Điện Kremlin giải thích rằng mục đích Nga thay đổi học thuyết hạt nhân là nhằm gửi thông điệp cảnh báo đến phương Tây trong việc ủng hộ Ukraine chống lại Matxcơva.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

California dẫn đầu 20 bang kiện chính quyền ông Trump vì Medicaid

Ngày 1-7, California dẫn đầu một liên minh gồm 20 bang đã đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump, vì tiết lộ thông tin cá nhân của người dân liên quan chương trình Medicaid.

California dẫn đầu 20 bang kiện chính quyền ông Trump vì Medicaid

AI thúc đẩy tin giả trong xung đột Israel - Iran

Lo ngại gia tăng khi ảnh, video AI giả lan tràn mạng xã hội, ảnh hưởng nhận thức công chúng về xung đột Israel - Iran.

AI thúc đẩy tin giả trong xung đột Israel - Iran

Ukraine có động thái hiếm hoi, triệu tập nhà ngoại giao Mỹ vì bị 'ngắt' viện trợ vũ khí

Ngày 2-7, Ukraine triệu tập một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Mỹ, sau khi Nhà Trắng bất ngờ dừng chuyển một số vũ khí có giá trị cao cho Kiev, giữa lúc Nga gia tăng các cuộc tấn công trong mùa hè.

Ukraine có động thái hiếm hoi, triệu tập nhà ngoại giao Mỹ vì bị 'ngắt' viện trợ vũ khí

Video bản tin 'Iran đầu hàng Israel' là giả, do AI tạo ra

Mạng xã hội lan truyền video bản tin thời sự có nội dung Iran đầu hàng Israel, nhưng xác minh cho thấy đây là tin giả do AI tạo dựng.

Video bản tin 'Iran đầu hàng Israel' là giả, do AI tạo ra

Không có căn cứ cho thấy ông Trump cho phép Iran tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Qatar

Mạng xã hội lan truyền tin ông Trump "cho phép" Iran tấn công căn cứ Mỹ ở Qatar, sau vụ phóng tên lửa ngày 23-6. Đâu là sự thật?

Không có căn cứ cho thấy ông Trump cho phép Iran tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Qatar

Sau 3 tháng, đàm phán thuế quan Mỹ - Nhật vẫn gặp bế tắc

Ngày 2-7, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, trong bối cảnh đàm phán thương mại với Mỹ gặp bế tắc.

Sau 3 tháng, đàm phán thuế quan Mỹ - Nhật vẫn gặp bế tắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar