12/09/2013 07:46 GMT+7

Ông Obama quả đã thay đổi!

Thượng nghĩ sĩ bang Kentucky, ông Rand Paul
Thượng nghĩ sĩ bang Kentucky, ông Rand Paul

TT - Bài diễn văn giải thích tình hình Syria với dân chúng Mỹ của Tổng thống Barack Obama là một dấu chỉ nữa cho thấy Chính phủ Mỹ của năm 2013, cụ thể là nhiệm kỳ hai của trào Obama, đã thay đổi đúng như khẩu hiệu tranh cử của ông năm năm trước, khác hẳn với các chính phủ tiền nhiệm: cân nhắc đến yếu tố nhân hòa cả ở trong nước lẫn với thế giới.

Phóng to
Tổng thống Obama phát biểu về giải pháp với Syria từ Nhà Trắng ngày 10-9 - Ảnh: Reuters

"Bài diễn văn của tổng thống không thuyết phục được tôi. Tôi không cho rằng các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria lại có liên hệ gì với an ninh quốc phòng của Mỹ. Syria không phải là mối đe dọa của chúng ta"

Từ sau chiến tranh Triều Tiên, chưa một tổng thống Mỹ nào, ít nhất lại tỏ ra quan tâm đến dân tình như ông: “Cho dù tôi có thẩm quyền ra lệnh tấn công, tôi vẫn nghĩ rằng trong tình huống không có mối đe dọa trực tiếp hay bức bách đến an ninh chúng ta, đưa việc này ra quốc hội thảo luận là đúng đắn... Đặc biệt sau một chục năm đặt vào tay tổng thống ngày càng nhiều quyền lâm chiến, đồng thời đặt ngày càng nhiều gánh nặng hơn trên đôi vai binh sĩ chúng ta, trong khi đó lại gạt sang một bên các đại biểu nhân dân ra khỏi các quyết định sử dụng vũ lực sống còn”.

Nếu nhớ lại khẩu hiệu tranh cử năm nào của ông Obama - “Chúng ta có thể thay đổi” - thì rõ ràng đây chính là thay đổi lớn nhất mà ông đã làm được: tạo một nếp sinh hoạt mới trong chính trường Mỹ sau hơn nửa thế kỷ hành pháp cứ thoải mái dẫn đất nước này vào những cuộc chiến tranh mà sau đó tiếc nuối nhiều hơn là mừng vui. Như chính ông thừa nhận: “Nói cho cùng, tôi đã mất đến bốn năm rưỡi cật lực để kết thúc các cuộc chiến tranh (Iraq và Afghanistan), kết thúc chứ không phải khởi động nhé”. Cộng với tám năm chiến tranh trào tổng thống Bush, giáo sư Joseph Stiglitz (Nobel kinh tế 2001) và giáo sư Linda Bilmes (ĐH Harvard) đã tính ra rằng “12 năm chiến tranh đó khiến người Mỹ hao tốn khoảng 6.000 tỉ USD, thừa sức đủ cho quỹ an sinh xã hội và y tế kéo dài nhiều năm”.

Một thay đổi khác cũng đã được ông tỏ rõ: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên “bứng” một tên độc tài khác nữa bằng vũ lực. Chúng ta đã học được từ Iraq rằng làm như thế càng khiến chúng ta phải chịu trách nhiệm đối với những gì diễn ra sau đó”. Phải chăng đây chính là một bài học rút ra được từ thực tế của những gì đã diễn ra từ việc “giải cứu nhân dân” Afghanistan, Iraq, Libya...?

Một thay đổi thứ ba, đặc biệt so với tổng thống tiền nhiệm George W. Bush, là nhu cầu trao đổi với các nước khác: “Tôi sẽ tiếp tục thảo luận với Tổng thống Putin. Tôi đã nói chuyện với lãnh đạo hai đồng minh thân cận nhất của chúng ta là Pháp và Anh, và chúng tôi sẽ cùng ra sức tham vấn Nga và Trung Quốc hầu tiến tới một nghị quyết của Hội đồng Bảo an yêu cầu Assad từ bỏ các vũ khí hóa học của mình và phá hủy chúng dưới sự kiểm soát quốc tế”.

Chính vì thế, ông đã yêu cầu quốc hội hoãn lại việc biểu quyết cho phép sử dụng vũ lực để đợi các kết quả ngoại giao. Tất nhiên, ông vẫn đặt quân đội Mỹ trong tình trạng sẵn sàng nhằm gây sức ép với Syria, vẫn trung thành với vai trò bảo vệ các giá trị tinh thần cùng vai trò lãnh đạo thế giới của đất nước ông, vẫn kỳ hẹn cho ông Assad thay đổi.

Rõ ràng Tổng thống Obama đã tỏ rõ khẩu hiệu tranh cử “chúng ta có thể thay đổi” của năm năm trước là thực. Liệu có phải cũng còn do nay thế giới đang ở trong một tình hình mà Bộ trưởng ngoại giao Pháp Laurent Fabius, tại trụ sở ASEAN ở Jakarta hôm 2-8 vừa qua, gọi là “một thế giới vô cực” - tức không có một cực nào thống lĩnh - “sau khi đã từng là lưỡng cực với Mỹ và Liên Xô, rồi thì đơn cực với chỉ một Mỹ siêu cường độc nhất”?

Dấu hiệu của thời gian!

Phản ứng trái chiều về bài diễn văn

Bài diễn văn nhằm giải thích cho dân Mỹ biết vì sao Mỹ muốn can thiệp vào Syria của Tổng thống Barack Obama đã thu hút nhiều phản ứng trái chiều.

Một cuộc thăm dò được CNN/ORC International thực hiện ngay sau khi tổng thống Mỹ kết thúc bài diễn văn vào sáng hôm qua (giờ Việt Nam). Khảo sát được thực hiện trên 391 người Mỹ có nghe bài phát biểu, trong đó 35% cho biết họ có cảm nhận chung là “rất tích cực”, số cảm thấy “hơi tích cực” và “khá tiêu cực” lần lượt chiếm 34% và 22%.

Khi được hỏi can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria có phải là “lợi ích quốc gia cho Mỹ hay không?”, 60% ý kiến trả lời “không”, trong khi chỉ 39% nói “có”.

Kết quả thống kê của CNN cũng cho thấy 61% số người được hỏi ủng hộ kế hoạch mới của ông Obama về Syria, so với 37% phản đối. Và quá nửa số người được hỏi nói bài phát biểu không làm thay đổi tín nhiệm của họ về tài lãnh đạo của tổng thống trong các vấn đề quốc tế và quân sự.

Nghị sĩ Cộng hòa Lloyd Doggett nhìn nhận: “Tổng thống đã đúng khi khai thác sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế trên vũ khí hóa học của Syria, cũng như hoãn kêu gọi hành động từ quốc hội. Đây là một giải pháp có tính thử thách cao nhưng dù sao vẫn còn tốt hơn đơn thương độc mã tấn công Syria mà lại để ông Assad toàn quyền kiểm soát những vũ khí này. Tôi không ủng hộ Mỹ tham gia vào cuộc nội chiến tốn kém và đẫm máu của quốc gia này”.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Thượng nghĩ sĩ bang Kentucky, ông Rand Paul

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar