14/03/2024 19:13 GMT+7

Ông Nguyễn Văn Nên trao huy hiệu tuổi Đảng cho nhà thơ Lê Giang, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang là trường hợp đặc biệt, gắn bó bên nhau tròn 50 năm, viết nên câu chuyện tình tuyệt diệu về tình đồng chí, nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt.

Bí thư Thành ủy TP.HCM (bìa trái) thăm hỏi gia đình nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Bí thư Thành ủy TP.HCM (bìa trái) thăm hỏi gia đình nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Chiều 14-3, Ban thường vụ Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM tổ chức lễ trao huy hiệu Đảng cho bà Trần Thị Kim (nhà thơ Lê Giang) và ông Lê Văn Gắt (nhạc sĩ Lư Nhất Vũ), tại nhà riêng ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Tham dự lễ trao huy hiệu Đảng có ông Nguyễn Văn Nên - bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Văn Lợi - bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, ông Nguyễn Phước Lộc - phó bí thư Thành ủy TP.HCM... cùng chính quyền địa phương nơi gia đình nhạc sĩ Lư Nhất Vũ sinh sống.

Trao huy hiệu tuổi Đảng cho nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, nhà thơ Lê Giang

Ông Nguyễn Văn Nên - bí thư Thành ủy TP.HCM - cùng đoàn công tác đến tận nhà nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang để hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống hiện tại.

Hiện nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang khỏe mạnh, minh mẫn. 

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ cho biết gia đình ông xây nhà tại quê nhà Bình Dương 9 năm nay. Chính quyền địa phương thường xuyên đến thăm hỏi.

Dịp này, ông Nguyễn Văn Nên trao tặng huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho nhà thơ Lê Giang và trao huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.

Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng trường hợp của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang khá đặc biệt khi ông trao huy hiệu Đảng cho hai đảng viên đã gắn bó bên nhau tròn 50 năm, cùng vượt qua bao thử thách, viết nên câu chuyện tình tuyệt diệu về tình đồng chí, nghĩa vợ chồng thủy chung.

Không những vậy, cả hai đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp văn học nghệ thuật nước nhà.

Bí thư Thành ủy TP.HCM gửi cái ôm chân tình và tâm tình rằng dù nhà thơ Lê Giang chuyển sinh hoạt Đảng về Bình Dương nhưng tình cảm của TP.HCM dành cho cụ vẫn mãi nguyên vẹn - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Bí thư Thành ủy TP.HCM gửi cái ôm chân tình và tâm tình rằng dù nhà thơ Lê Giang chuyển sinh hoạt Đảng về Bình Dương nhưng tình cảm của TP.HCM dành cho cụ vẫn mãi nguyên vẹn - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Lư Nhất Vũ hát, Lê Giang đọc thơ

Đáp lại tình cảm của lãnh đạo TP.HCM và tỉnh Bình Dương, tác giả ca khúc Bài ca đất phương Nam hát ca khúc mình sáng tác tặng các đại biểu. Còn nhà thơ Lê Giang cũng tạo nên không khí vui tươi qua bài thơ dí dỏm.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ gửi lời cảm ơn trân trọng đến các đại biểu và thông báo dự kiến vào tháng 5 năm nay sẽ có một chương trình nghệ thuật biểu diễn những sáng tác của ông.

Dịp này, Ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM thông tin chính thức chuyển giao hồ sơ đảng viên của nhà thơ Lê Giang và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ về Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương theo quy định của Điều lệ Đảng.

Nhà thơ Lê Giang và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ dù tuổi cao vẫn tìm kiếm, sưu tầm dân ca và thực hiện những công trình nghiên cứu âm nhạc có giá trị như: Hò trong dân ca người Việt, Hát ru Việt Nam, 300 điệu lý Nam bộ, Biên niên sử âm nhạc…

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ xúc động chia sẻ niềm vui khi đoàn đại biểu Thành ủy TP.HCM và Tỉnh ủy Bình Dương đến thăm - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ xúc động chia sẻ niềm vui khi đoàn đại biểu Thành ủy TP.HCM và Tỉnh ủy Bình Dương đến thăm - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Đoàn đại biểu Thành ủy TP.HCM chụp hình cùng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ trước nhà riêng tại TP Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Đoàn đại biểu Thành ủy TP.HCM chụp hình cùng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ trước nhà riêng tại TP Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Nhà thơ Lê Giang sinh ngày 8-2-1930 tại xã Thạnh Phú, nay thuộc thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Bà tham gia cách mạng từ năm 1945, kết nạp Đảng ngày 3-8-1949.

Trong kháng chiến chống Pháp, bà công tác tại quê nhà. Sau Hiệp định Genève (1954) tập kết ra Bắc, bà làm trưởng khoa bệnh viện miền Nam tại Thanh Hóa và Bệnh viện Việt Đức Hà Nội.

Đến năm 1964, bà trở lại miền Nam công tác, giữ chức vụ thường vụ Đảng ủy, phó văn phòng, rồi quyền chánh văn phòng Ban Dân y miền Nam.

Giai đoạn cuối cuộc kháng chiến cứu nước, bà chuyển sang công tác lĩnh vực văn học nghệ thuật, làm biên tập viên chính của Tiểu ban Văn nghệ miền Nam.

Sau ngày đất nước thống nhất, nhà thơ Lê Giang công tác tại báo Văn Nghệ Giải Phóng và Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM.

Đến năm 1990, bà nghỉ hưu theo quy định và tiếp tục làm hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM.

Hơn 50 năm hoạt động, nhà thơ Lê Giang là tác giả của hàng chục tác phẩm với nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật.

Các tập thơ đã xuất bản gồm: Phím đàn xanh, Bông vạn thọ, Ơi anh chàng hát rong…

Nhiều bút ký và biên khảo cũng đã xuất bản như: Tìm ngọc ở quê mình, Bộ hành với ca dao, 250 điệu lý quê hương, Tìm hiểu dân ca Nam Bộ, Dân ca người Việt ở Nam Bộ...

Đặc biệt nhiều bài thơ của bà được phổ nhạc hoặc do nhà thơ Lê Giang viết lời như: Em vẫn đợi anh về (Hoàng Hiệp), Tiếng sáo (Phạm Minh Tuấn), Chiều xuống Đa Nhim (Xuân Hồng), Ngày mai anh lên đường Thành phố tình yêu (Thanh Trúc), Mẹ cho con câu hát quê mùa (Lư Nhất Vũ).

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ sinh ngày 13-5-1936, tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Ông tham gia cách mạng khi còn trẻ, đứng vào hàng ngũ của Đảng ngày 19-3-1976. Sau Hiệp định Genève (1954) ông tập kết ra Bắc, tham gia Thanh niên xung phong. Sau đó, ông tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, rồi công tác tại Đoàn ca múa miền Nam.

Năm 1970, ông trở về chiến trường miền Nam và công tác ở Tiểu ban Văn nghệ giải phóng.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông công tác tại Viện Nghiên cứu âm nhạc (sau này là Viện Văn hóa nghệ thuật tại TP.HCM) với các chức vụ: phân viện trưởng Phân viện Âm nhạc tại TP.HCM, ủy viên Ban thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, phó tổng thư ký Hội Âm nhạc TP.HCM, đảng ủy viên khối cơ sở Bộ Văn hóa Thông tin.

Lư Nhất Vũ là tác giả của hơn 20 tác phẩm nổi tiếng như: Sáng ra công trường, Chiếc khăn rằn, Tưởng nhớ Trần Văn Ơn, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Khúc hát người đi khai hoang... đặc biệt là ca khúc Hãy yên lòng mẹ ơi, Bài ca đất phương Nam.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Hát ru có sức sống mãnh liệt

Ba tác phẩm của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ cùng lúc đoạt giải thưởng âm nhạc 2005 của Hội Nhạc sĩ VN. Điều này chứng minh một nghịch lý đối với riêng ông: càng già càng dẻo dai trong nghề.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar