17/07/2024 08:14 GMT+7

Ông Macron chấp thuận cho Thủ tướng Pháp từ chức

Ngày 16-7, Tổng thống Emmanuel Macron đã chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Pháp Gabriel Attal, nhưng yêu cầu ông tạm thời tiếp tục nắm quyền cho đến khi thành lập chính phủ mới.

Một người phụ nữ nhìn vào màn hình trong phòng truyền thông tại trụ sở Hãng tin AFP ở Paris. Trên màn hình là Thủ tướng Pháp Gabriel Attal trong cuộc phỏng vấn trên chương trình tin tức buổi tối của kênh truyền hình Pháp TF1 vào ngày 16-7 - Ảnh: AFP

Một người phụ nữ nhìn vào màn hình trong phòng truyền thông tại trụ sở Hãng tin AFP ở Paris. Trên màn hình là Thủ tướng Pháp Gabriel Attal trong cuộc phỏng vấn trên chương trình tin tức buổi tối của kênh truyền hình Pháp TF1 vào ngày 16-7 - Ảnh: AFP

"Để giai đoạn này kết thúc càng sớm càng tốt, các lực lượng Cộng hòa phải hợp tác để xây dựng sự đoàn kết xung quanh các dự án và hành động nhằm phục vụ người dân Pháp" - Điện Elysee nêu trong thông cáo báo chí.

Với việc tạm thời nắm quyền, ông Attal và đội ngũ của ông sẽ có những quyền lực hạn chế. Họ chỉ có thể giám sát hoạt động bình thường của chính quyền và can thiệp trong trường hợp khẩn cấp.

Điện Elysee cho biết ông Attal và đội ngũ của ông sẽ "xử lý công việc hằng ngày cho đến khi chính phủ mới được thành lập".

Kế nhiệm bà Elisabeth Borne, ông Attal được bổ nhiệm làm thủ tướng Pháp vào ngày 9-1 năm nay ở tuổi 34, trở thành người trẻ nhất giữ chức thủ tướng trong lịch sử Pháp.

Ông Attal đã đệ đơn từ chức lên ông Macron từ hôm 8-7 sau khi đảng cầm quyền không đảm bảo được thế đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội. 

Nhưng ông Macron yêu cầu Thủ tướng Attal tiếp tục giữ chức vụ "trong thời điểm này" để đảm bảo sự ổn định của đất nước, trong lúc không có người thay thế.

Ông Macron nói với các bộ trưởng ông sẽ yêu cầu ông Attal ở lại "trong vài tuần", có thể cho đến sau Olympic Paris 2024 (khai mạc vào ngày 26-7). Việc ông Attal tạm thời nắm quyền trong thời gian Pháp đăng cai Olympic cũng sẽ giúp các đảng phái chính trị của Pháp có thêm thời gian để xây dựng liên minh cầm quyền.

Pháp đối mặt với thế bế tắc chính trị sau khi cuộc bầu cử vào ngày 7-7 tạo ra một "Quốc hội treo" (tình trạng không có bất kỳ đảng chính trị nào giành được đa số trong quốc hội sau bầu cử). Điều này khiến Pháp không có con đường rõ ràng để thành lập chính phủ mới.

Liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP) - giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử vừa qua - đang nỗ lực chọn ra ứng viên làm thủ tướng để thành lập chính phủ. 

Tuy nhiên, xung đột nội bộ đã cản trở nỗ lực tìm kiếm một nhân vật có thể vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.

Chính trường Pháp vẫn bế tắc, chưa rõ ai sẽ làm thủ tướng

Liên minh các đảng đã chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp ở Pháp vừa qua thừa nhận chưa thể thống nhất đề cử thủ tướng trước ngày Hạ viện khóa mới khai mạc, gieo nhiều nghi ngại về tình hình chính trường Pháp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Cố vấn tổng thống Ukraine khẳng định ông Zelesnky sẽ chỉ gặp ông Putin và không tiếp bất kỳ quan chức Nga nào khác nếu đàm phán tại Istanbul.

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Mỹ giảm thuế với hàng hóa thuộc diện "de minimis" của Trung Quốc từ 120% xuống 54%, phần nào gỡ "thòng lọng buộc cổ" tiểu thương thương mại điện tử Trung Quốc.

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Lãi suất thấp hơn cho các khoản vay quỹ dự phòng nhà ở là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm khôi phục sự quan tâm của người mua và thúc đẩy các dự án bị đình trệ.

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Ông Trump đề xuất tham gia hòa đàm Nga - Ukraine, ngoại giao quốc tế dậy sóng

Tổng thống Trump bất ngờ đề xuất sẽ tham gia hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul vào ngày 15-5, kéo theo hàng loạt động thái ngoại giao dồn dập từ châu Âu đến Trung Đông.

Ông Trump đề xuất tham gia hòa đàm Nga - Ukraine, ngoại giao quốc tế dậy sóng

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Ông Lại Thanh Đức tuyên bố lựa chọn con đường riêng, không chọn phe Mỹ - Trung

Đài Loan khẳng định lựa chọn giá trị riêng, không chọn phe Mỹ hay Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu thống nhất trong sách trắng quốc phòng ngày 12-5.

Ông Lại Thanh Đức tuyên bố lựa chọn con đường riêng, không chọn phe Mỹ - Trung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar