30/11/2019 08:27 GMT+7

Ông Macron cảnh tỉnh NATO

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Những bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khơi lại dấu hỏi về tương lai Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ông Macron cảnh tỉnh NATO - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg - Ảnh: Reuters

NATO đang trải qua giai đoạn nhiều biến động, liên quan tới chính sách với các thành viên như Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Phản ứng của tổ chức quân sự này đối với diễn biến mới, đơn cử là việc chấm dứt Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), là vấn đề sống còn.

Nhiều câu hỏi mở

Hôm giữa tuần, ông Macron đã có cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, nơi tổng thống Pháp nhất quyết không xin lỗi vì đã nói Tổ chức NATO "chết não". Ngược lại, ông Macron cho rằng đây là một lời cảnh tỉnh đối với khối quân sự này trước một cuộc họp thượng đỉnh tại London (Anh) tuần sau.

NATO hiện tại đối mặt với hàng loạt vấn đề. Thứ nhất là câu chuyện chia sẻ ngân sách và tái cấu trúc hoạt động sau những căng thẳng về chi phí duy trì khối với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thứ hai, NATO cần chọn cách phản ứng đối với các vấn đề an ninh như tình hình Trung Đông và việc Mỹ - Nga chấm dứt INF.

INF là hiệp ước về việc loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn do Liên Xô và Mỹ ký năm 1987, và việc INF tan tành bị giới quan sát xem như chuyện số phận các nước châu Âu trong NATO sẽ dễ dàng "rơi vào tầm bắn" của Nga.

Ông Macron khác biệt với các đồng sự của mình trong việc chọn vấn đề ưu tiên giải quyết. Vì theo tổng thống Pháp, điều cần làm trước hết là nhất trí xung quanh chủ trương của NATO, từ đó mới biết đường tính toán ngân sách.

"Những câu tôi đã hỏi đều là câu hỏi mở mà chúng ta chưa đáp được. Hòa bình ở châu Âu, tình thế hậu INF, mối quan hệ với Nga, vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ - ai là kẻ thù? Vì vậy tôi nói: trừ phi những câu hỏi này có lời đáp, ta đừng bàn về san sẻ gánh nặng chi phí hay cái này cái kia" - ông Macron nói tại cuộc họp báo với ông Stoltenberg ngày 28-11.

Nhận diện kẻ thù

Ông Macron thẳng thắn cho rằng hiện nay kẻ thù lớn nhất của NATO là khủng bố, chứ không phải Nga hay Trung Quốc. Vị tổng thống này không hài lòng với chuyện NATO đang dành những cuộc họp để bàn cách giảm gánh nặng tài chính cho Mỹ, trong khi xao nhãng các vấn đề chính NATO đang đối mặt.

Theo báo Guardian (Anh), Ba Lan và các nước vùng Baltic đang đặc biệt nổi giận với ông Macron, tố tổng thống Pháp đang mang lập trường ủng hộ Nga và chống Mỹ. Mới đây, ông Macron cũng phải bác bỏ thông tin nói rằng mình đã tán thành đề xuất của Nga thời hậu INF. 

Tuy nhiên, tổng thống trẻ của nước Pháp cũng cho rằng đang "cân nhắc" điều đó, vì đây chính là vấn đề an ninh cho châu Âu. Và trong bất kỳ đàm phán nào liên quan tới an ninh châu Âu cũng phải có sự tham gia của châu Âu.

"INF bị Mỹ rút, nhưng tôi nhắc các anh rằng an ninh của chúng ta mới quan trọng. Đó là vấn đề giữa các đồng minh châu Âu. Nó cho thấy châu Âu phải được tham gia vào hiệp ước tương lai. Chúng ta không thể đẩy vấn đề an ninh của mình cho một hiệp định song phương (Nga và Mỹ - NV) mà không có châu Âu trong đó" - ông Macron nói.

Lập luận của tổng thống Pháp nghe hợp lý nhưng lại là nỗi sợ của những người ủng hộ NATO, vì nó gợi lại một ý tưởng rằng châu Âu nên có quân đội riêng. Bản thân Tổng thư ký NATO Stoltenberg cũng từng cảnh báo ông Macron rằng đừng kỳ vọng một mô hình quốc phòng riêng của châu Âu có thể thay thế cấu trúc liên lục địa của NATO.

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện ý tưởng về việc châu Âu, cụ thể là Liên minh châu Âu (EU), có quân đội riêng ngoài NATO. Và cũng không phải lần đầu tiên cụm từ "cái chết của NATO" bị nhắc tới. Mọi thứ đang trở nên cấp thiết hơn sau khi Mỹ và Nga rút khỏi INF. Trong mắt những người đấu tranh vì EU, không ai muốn bản thân EU bị một đồng minh NATO khác "bỏ rơi".

Đức đóng phí ngang bằng Mỹ

Liên quan tới vấn đề ngân sách hoạt động của NATO, báo Deutsche Welle cho biết từ năm 2021, Đức sẽ tăng mức ngân sách đóng góp cho NATO lên ngang với số tiền Mỹ chi cho tổ chức quân sự này. Các quan chức NATO hi vọng đây sẽ là cách giảm căng thẳng xung quanh vấn đề tiền nong.

Theo đó, Đức sẽ tăng ngân sách đóng góp lên 36 triệu USD. Điều này giúp tỉ lệ góp tiền của Đức tăng từ 14,8% lên 16,35%, đẩy tỉ lệ đóng góp của Mỹ từ 22,1% xuống đúng mốc 16,35%. Ngân sách NATO được dùng cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ tài chính cho trụ sở của khối này ở Brussels (Bỉ) và nhiều khoản chi khác.

NATO đang bị 'chết não'?

TTO - Bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng NATO đang bị “chết não” khiến nhiều người châu Âu phẫn nộ, đặc biệt ở các nước Đông Âu - nơi xem Mỹ như “vị cứu tinh” duy nhất có thể bảo vệ họ trước ảnh hưởng của Nga.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng

Trung Quốc tiếp tục siết chính sách mua sắm công với yêu cầu các cơ quan nhà nước ưu tiên mua xe điện nội địa, nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh và hỗ trợ ngành EV giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong nước.

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Ngày 19-5, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chính thức kết luận có hành vi bắt nạt liên quan đến vụ tự tử của phát thanh viên thời tiết Oh Yoanna khi cô làm việc tại đài MBC.

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Trung Quốc chuẩn bị bay thử 'tàu bay mẹ' không người lái đầu tiên

Trung Quốc sắp bay thử máy bay không người lái hạng nặng Cửu Thiên, với khả năng triển khai bầy đàn UAV và tác chiến linh hoạt, khiến giới nghiên cứu quân sự chú ý.

Trung Quốc chuẩn bị bay thử 'tàu bay mẹ' không người lái đầu tiên

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Một video đang gây sốt trên mạng xã hội cho thấy chiếc Tesla Cybertruck vẫn nguyên vẹn sau khi bị thả tảng đá 1 tấn từ trên cao xuống. Tuy nhiên, thực tế đây là video giả, được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress

Một bác sĩ sản phụ khoa ở Trung Quốc khiến cộng đồng mạng thích thú khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng và... bổ sung khí huyết.

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar