15/11/2020 19:52 GMT+7

Ông Duterte cảnh báo 'trò chơi nguy hiểm' trên Biển Đông

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông, mô tả tranh chấp tại khu vực này như một "trò chơi nguy hiểm" không có người thắng. Ông khẳng định UNCLOS là hướng để giải quyết tranh chấp.

Ông Duterte cảnh báo trò chơi nguy hiểm trên Biển Đông - Ảnh 1.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Ảnh: REUTERS

"Đừng để Biển Đông là một nơi của trò chơi sức mạnh. Đó là một trò chơi nguy hiểm và không có người chiến thắng. Hãy hạ nhiệt thay vì leo thang căng thẳng, xây dựng niềm tin thay vì nghi ngờ, lắng nghe và thấu hiểu thay vì đe dọa", tờ Manila Bulletin dẫn lời Tổng thống Duterte nói ngày 15-11 tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15.

Ông Duterte cho rằng tranh chấp Biển Đông dù có vẻ khó khăn nhưng nằm trong khả năng kiểm soát và giải quyết của các bên.

Theo ông, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 là một hướng đi để giải quyết tranh chấp. Tổng thống Philippines tiếp tục nhắc lại phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS năm 1982 trong vụ kiện "đường lưỡi bò" phi pháp ở Biển Đông do Manila đệ trình.

"Chúng ta phải cam kết đầy đủ và mạnh mẽ đối với luật pháp. Đơn giản là không có nền tảng nào khác cho trật tự của khu vực có thể được chấp nhận ngoài luật pháp", ông Duterte nhấn mạnh.

Tổng thống Philippines cho rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần duy trì một khu vực hòa bình, thượng tôn pháp luật và đối mặt với nguy cơ từ sự cạnh tranh, đối đầu giữa các cường quốc. "Chúng ta cần một cấu trúc khu vực toàn diện và cởi mở, nơi mà ASEAN đóng vai trò trung tâm", ông nói.

Trước đó, lãnh đạo các nước tham dự EAS ngày 14-11 nhấn mạnh về tinh thần trách nhiệm, kêu gọi không quân sự hóa, tôn trọng luật quốc tế trong vấn đề trên biển.

EAS là diễn đàn gồm các thành viên ASEAN và khu vực Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) cũng như Úc, New Zealand, Ấn Độ, Mỹ và Nga.

ASEAN hoan nghênh Mỹ đóng góp tích cực cho hòa bình, tự do hàng hải ở Biển Đông

TTO - Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 14-11 hoan nghênh đóng góp của Mỹ ở Biển Đông, mong muốn Mỹ ủng hộ các nỗ lực đề cao luật pháp quốc tế, chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Chuyến thăm Nga lần này của Tổng Bí thư Tô Lâm cho thấy hai quốc gia có thể làm gì sau khi đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện.

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất một cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine để chấm dứt chiến sự mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng cùng lúc tiếp tục tấn công Kiev.

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ được hoàng gia Qatar tặng món quà đắt đỏ là một chiếc máy bay Boeing siêu sang để sử dụng làm chuyên cơ Air Force One.

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tổng thống Zelensky cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Trump công khai yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine chấp nhận ngay đề xuất đàm phán trực tiếp từ Nga.

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk

Ông Trump tiết lộ sẽ ký sắc lệnh nhằm giảm tới 80% giá thuốc tại Mỹ; Philippines bầu cử, với tâm điểm là cuộc đối đầu hai dòng họ Marcos - Duterte.

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Không quân Ấn Độ có phản hồi hiếm hoi nghi vấn nước này mất 5 tiêm kích trong quá trình giao tranh với Pakistan, khẳng định đã hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar