29/02/2024 14:16 GMT+7

Ông Biden ký sắc lệnh ngừng bán dữ liệu cá nhân nhạy cảm cho Trung Quốc, Nga

Sắc lệnh yêu cầu Bộ Tư pháp tìm cách hạn chế việc bán dữ liệu cá nhân nhạy cảm cho 6 quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 28-2 - Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 28-2 - Ảnh: AFP

Theo báo New York Times (NYT), động thái của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm ngăn chặn thông tin cá nhân bị thu thập nhằm tống tiền, lừa đảo hoặc các mục đích xấu khác.

Tổng thống Mỹ yêu cầu Bộ Tư pháp soạn các quy định hạn chế bán thông tin về địa điểm, sức khỏe và di truyền của người Mỹ cho 6 quốc gia gồm: Trung Quốc, Nga, Iran, Triều Tiên, Cuba và Venezuela, cũng như bất kỳ thực thể nào liên quan những nước này.

Các hạn chế cũng bao gồm thông tin tài chính, dữ liệu sinh trắc học và các loại thông tin khác dùng để nhận dạng cá nhân và thông tin nhạy cảm liên quan đến chính phủ.

Nhà Trắng cho rằng loại dữ liệu nhạy cảm này có thể được dùng để tống tiền, "đặc biệt đối với người trong quân đội hoặc an ninh", hoặc để chống lại những người bất đồng chính kiến, nhà báo và học giả.

Trong thời đại này tồn tại các công ty được gọi là nhà môi giới dữ liệu, họ thu thập lượng thông tin khổng lồ về con người, từ sở thích đến thu nhập hộ gia đình và tình trạng sức khỏe, và sau đó bán dữ liệu cho các nhà tiếp thị để phục vụ việc quảng cáo cho khách hàng.

Báo NYT dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay những nước như Trung Quốc và Nga đang mua dữ liệu như vậy từ công ty môi giới, cũng như có được thông tin qua quan hệ đối tác làm ăn. Họ sử dụng dữ liệu mua được để tống tiền và giám sát, đồng thời sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng cường khả năng khai thác thông tin.

Tờ NYT cũng nhận định rằng sắc lệnh của ông Biden là bước leo thang mới nhất trong cuộc chiến tranh lạnh kỹ thuật số giữa Washington và Bắc Kinh.

Mỹ đã cắt nguồn cung ứng quan trọng về phần cứng của các công ty Trung Quốc.

Tháng 8-2023, ông Biden công bố các hạn chế nhằm gây thêm khó khăn cho các nhà đầu tư Mỹ khi bỏ tiền vào việc phát triển công nghệ nhạy cảm, như AI và điện toán lượng tử ở Trung Quốc.

Ngược lại Trung Quốc cũng đặt ra các hạn chế đối với các công ty công nghệ Mỹ hoạt động trong nước, đồng thời chặn quyền truy cập vào các trang web như Facebook và Google.

Nhìn rộng hơn, sắc lệnh của ông Biden phản ánh một phần xu hướng của các nước trong việc cố gắng kiểm soát dữ liệu cá nhân.

Các chính phủ ở châu Âu đã yêu cầu các công ty lưu trữ dữ liệu công dân của họ trong biên giới quốc gia. Họ gọi đây là một dạng "chủ quyền kỹ thuật số".

Ngoài việc cấm bán dữ liệu cá nhân nhạy cảm cho các nhà môi giới có thể gửi dữ liệu đó đến Trung Quốc hoặc các quốc gia khác, Washington đang xem xét lệnh cấm chặt chẽ việc bán dữ liệu gene.

Ông Biden họp với lãnh đạo lưỡng viện Mỹ: Vẫn bất đồng về viện trợ Ukraine

Ngày 27-2 giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Joe Biden họp kín cùng nhóm lãnh đạo lưỡng viện nhằm thống nhất kế hoạch ngân sách, trước khi chính phủ bị buộc đóng cửa, trong đó có vấn đề viện trợ cho Ukraine.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ nối lại việc chuyển vũ khí cho Ukraine sau đòn tập kích bằng drone kỷ lục của Nga

Mỹ chuyển giao đạn pháo cho Ukraine sau tuyên bố của ông Trump về việc tiếp tục viện trợ vũ khí tự vệ cho Kiev.

Mỹ nối lại việc chuyển vũ khí cho Ukraine sau đòn tập kích bằng drone kỷ lục của Nga

Ukraine nói Nga đang tấn công Kiev, gây hỏa hoạn và nhiều tiếng nổ lớn

Báo The Kyiv Independent đăng tin: 'Đêm thứ hai liên tiếp, tiếng nổ và báo động không kích đã làm rung chuyển thủ đô Kiev và các thành phố xa tiền tuyến, khi Nga tấn công quy mô lớn khắp Ukraine ngày 10-7'.

Ukraine nói Nga đang tấn công Kiev, gây hỏa hoạn và nhiều tiếng nổ lớn

NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD

Giá cổ phiếu tăng đã đẩy giá trị vốn hóa thị trường của NVIDIA vượt 4.000 tỉ USD ngày 9-7, trở thành công ty đầu tiên làm được điều này.

NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD

Vì sao Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 50% với Brazil?

Ngày 9-7, Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ áp mức thuế quan lên tới 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Brazil sau cuộc cãi vã công khai trong tuần này với người đồng cấp Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Vì sao Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 50% với Brazil?

Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt

Ông Trump: Mỹ tốt với châu Phi hơn Trung Quốc; Ông Trump chỉ trích các chính sách của Brazil; Mỹ và Ukraine bàn cách trừng phạt Nga nặng hơn.

Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước

Ông Trump công bố sẽ áp thuế từ 20% đến 30% với 6 nước từ ngày 1-8, kéo dài danh sách 14 quốc gia đã nhận được thư trước đó.

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar