27/05/2021 07:02 GMT+7

Ông Biden đi gặp Putin mà mắt nhìn sang Trung Quốc?

Ý NGUYÊN
Ý NGUYÊN

TTO - Các nhà phân tích cho rằng chính quyền ông Biden dù đang căng thẳng với Matxcơva nhưng thực ra muốn hạ nhiệt nhanh chóng để tập trung sức đối mặt đối thủ chính.

Ông Biden đi gặp Putin mà mắt nhìn sang Trung Quốc? - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) gặp ông Joe Biden khi còn là phó tổng thống Mỹ tại thủ đô Matxcơva ngày 10-3-2011 - Ảnh: AP/TASS

Điện Kremlin cho biết Matxcơva không kỳ vọng hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Joe Biden vào tháng tới sẽ đưa quan hệ Nga - Mỹ chính thức bình thường trở lại.

Ngày 26-5, theo Hãng thông tấn TASS, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nêu rõ hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ là một sự kiện quan trọng, song không nên "kỳ vọng quá mức" vào những kết quả sẽ đạt được tại cuộc gặp này.

Ông Peskov nhấn mạnh có quá nhiều vấn đề đã phát sinh trong mối quan hệ song phương.

Tuyên bố trên của ông Peskov được đưa ra trong bối cảnh ngày 24-5, Bộ Ngoại giao Mỹ và truyền thông nhà nước Nga thông báo cuộc gặp thượng đỉnh được chờ đợi bấy lâu giữa Tổng thống Mỹ Biden và người đồng cấp Nga Putin sẽ diễn ra ngày 16-6 tại Geneva (Thụy Sĩ).

Tuy đây không phải lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo này gặp nhau, nhưng đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên kể từ khi ông Biden trở thành chủ nhân Nhà Trắng.

Theo Điện Kremlin, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về một loạt vấn đề song phương và quốc tế cùng quan tâm, bao gồm cả những vấn đề được đánh giá là gai góc. 

Cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra sau một thời gian dài quan hệ song phương đi xuống, thậm chí ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên.

Đây cũng là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo của Nga và Mỹ kể từ tháng 7-2018 khi hội nghị thượng đỉnh duy nhất giữa ông Putin và tổng thống Trump ở Helsinki (Phần Lan) đã kết thúc với một vụ bê bối chính trị ở Mỹ.

Theo chuyên gia quan hệ quốc tế Vladimir Frolov, vào tháng 3-2021, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Mỹ, Biden đồng ý với cách gọi của phóng viên rằng ông Putin là "kẻ sát nhân". 

Điều đó đã làm thổi bùng cơn phẫn nộ ở Matxcơva, khiến viễn cảnh các cuộc tiếp xúc cá nhân giữa hai tổng thống trở nên xa vời, thậm chí Nhà Trắng phớt lờ lời mời đối thoại trực tuyến của ông Putin. 

Nhưng tới tháng 4-2021, sau khi Nga bất ngờ đưa quân số lượng lớn đến tập trận gần biên giới Ukraine, ông Biden đã phải gọi điện trực tiếp và mời người đồng cấp Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu và một cuộc gặp cá nhân ở châu Âu.

Theo nhận định của chuyên gia người Nga Vladimir Frolov, Tổng thống Biden và êkip của ông đã vạch ra ý định của họ cho hội nghị thượng đỉnh, đó là cố gắng tiếp xúc trực tiếp với nhà lãnh đạo Nga để tìm hiểu xem liệu có khả năng giảm căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ, đưa mối quan hệ này trở nên ổn định hơn và có thể dự đoán được. Cá nhân ông Biden cũng từng nói về nhu cầu giảm leo thang trong quan hệ song phương.

Nhưng đây không phải là bằng chứng cho thấy chính quyền Biden muốn ưu tiên quan hệ với Nga. Ngược lại, mong muốn "đưa quan hệ Nga - Mỹ trở nên ổn định và có thể dự đoán được" cho thấy Mỹ đánh giá Nga là "vấn đề thứ yếu".

Với quan điểm đó thì Washington sẽ không dành quá nhiều thời gian và nguồn lực đối mặt với Nga, mà sẽ tập trung vào vấn đề chính là cuộc đối đầu chiến lược với Trung Quốc và giải quyết các vấn đề nội bộ của Mỹ. 

Do vậy, tại cuộc gặp thượng đỉnh, nếu không lôi kéo được ông chủ Điện Kremlin đứng về phía Mỹ trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh, thì ông Biden hẳn cũng muốn biết liệu có thể khiến Matxcơva đồng ý "kiềm chế" không gây khó dễ cho chương trình nghị sự chính trị của Mỹ hay không.

Nhiều địa điểm gặp từng được lựa chọn

Trong số các đề xuất về địa điểm của cuộc gặp, thủ đô Vienna của Áo từng được đánh giá là lựa chọn thích hợp và Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cũng đã thảo luận trực tiếp về vấn đề này với ông Putin, dù ông chưa chính thức nhận lời.

Người ta cũng nhắc tới các địa điểm khác như Geneva (Thụy Sĩ), Stockholm (Thụy Điển), Helsinki (Phần Lan) và Ljubljana (Slovenia) - nơi mà ông Putin đã gặp các tổng thống Mỹ khác.

Thủ đô Praha của Cộng hòa Czech từng là nơi tổng thống Mỹ Barack Obama và ông Medvedev gặp nhau để ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới), nhưng căng thẳng hiện nay giữa Nga và Cộng hòa Czech đã khiến cho địa điểm này không còn phù hợp.

Hai ông Biden và Putin sắp chạm mặt sau phát ngôn 'kẻ sát nhân'

TTO - Nhà Trắng ngày 25-5 xác nhận Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Thụy Sĩ vào ngày 16-6 tới. Đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau sau các phát ngôn gây căng thẳng của ông Biden.

Ý NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Ngày 18-5, văn phòng cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Israel mở đợt tấn công mới trên bộ, cho phép đưa lương thực vào Gaza

Ngày 18-5, Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo Israel sẽ nới lỏng phong tỏa và cho phép một lượng lương thực hạn chế được đưa vào Dải Gaza.

Israel mở đợt tấn công mới trên bộ, cho phép đưa lương thực vào Gaza

Ông Trump cảm thấy buồn, chúc ông Biden chữa trị ung thư nhanh hồi phục

Tổng thống Donald Trump cho biết ông và Đệ nhất phu nhân Melania Trump cảm thấy buồn sau khi biết tin cựu tổng thống Joe Biden mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và chúc ông phục hồi nhanh chóng.

Ông Trump cảm thấy buồn, chúc ông Biden chữa trị ung thư nhanh hồi phục

Tin tức thế giới 19-5: Ông Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương; Hôm nay có điện đàm Trump - Putin

Các nhà lãnh đạo châu Âu điện đàm với ông Trump ngay trước điện đàm Trump - Putin; Estonia tố Nga bắt giữ tàu chở dầu ở Biển Baltic.

Tin tức thế giới 19-5: Ông Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương; Hôm nay có điện đàm Trump - Putin

Ứng viên tổng thống Hàn Quốc tranh luận gay cấn: Seoul không nên 'đặt cược hết' vào Mỹ

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa các ứng viên tổng thống Hàn Quốc diễn ra đầy kịch tính, với quan hệ Mỹ - Hàn là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất.

Ứng viên tổng thống Hàn Quốc tranh luận gay cấn: Seoul không nên 'đặt cược hết' vào Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đề xuất Nga và Ukraine đàm phán tại Vatican

Tổng thống Ukraine chia sẻ kết quả hội kiến với Giáo hoàng Leo XIV và lần đầu gặp Phó tổng thống Mỹ Vance sau khi hai người khẩu chiến dữ dội tại Nhà Trắng.

Ngoại trưởng Mỹ đề xuất Nga và Ukraine đàm phán tại Vatican
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar