18/11/2024 14:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Biden có đang 'đổ dầu' vào lửa chiến sự Nga - Ukraine?

Nhà lập pháp Nga Maria Butina cho rằng Tổng thống Mỹ Biden đang mạo hiểm khơi mào Thế chiến 3 nếu thực sự cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa.

Tổng thống sắp mãn nhiệm Biden có đang 'đổ dầu' vào lửa chiến sự Nga - Ukraine? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Nhà Trắng vào tháng 9-2023 - Ảnh: REUTERS

Ngày 17-11, Hãng tin Reuters và tờ New York Times (NYT) dẫn các nguồn thạo tin cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Washington viện trợ để tấn công vào các mục tiêu quân sự ở Nga.

Cho đến nay, Nhà Trắng và Điện Kremlin đều chưa bình luận về thông tin nêu trên.

"Dằn mặt" lính Triều Tiên ở Nga?

Theo NYT, các quan chức Mỹ cho biết việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS tấn công vào các mục tiêu quân sự ở Nga là nhằm đáp trả việc lính bộ binh Triều Tiên được triển khai đến Nga để hỗ trợ trong cuộc xung đột với Ukraine.

Trên thực tế, kể từ khi Nga tiến hành đòn tấn công xuyên biên giới theo hướng Kharkov vào tháng 5, ông Biden đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế cho Ukraine về việc sử dụng vũ khí do Washington viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự trên đất Nga.

Ông Biden đã cho phép Ukraine sử dụng pháo HIMARS có tầm bắn khoảng 80km nhằm vào các căn cứ của Nga ở bên kia biên giới. Tuy nhiên vũ khí tầm xa hơn như ATACMS (tầm bắn lên tới 300km) không được phép sử dụng.

Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine dùng tên lửa đánh sâu vào lãnh thổ Nga

Nói với NYT, các quan chức cho rằng sự thay đổi trong chính sách về tên lửa tầm xa của ông Biden có thể không làm thay đổi cơ bản tiến trình của cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Nhưng họ cũng nhận định một trong những mục tiêu là gửi thông điệp tới Triều Tiên, rằng lực lượng của Bình Nhưỡng rất dễ bị tổn thương và không nên gửi thêm lính đến Nga nữa.

Các quan chức cho biết trước mắt, các vũ khí có khả năng sẽ được sử dụng để tấn công quân đội Nga và Triều Tiên, nhằm bảo vệ lực lượng Ukraine tại vùng Kursk của Nga.

Song có thể Tổng thống Biden còn cho Kiev sử dụng vũ khí này ở những khu vực khác.

Giới chức Mỹ lo ngại việc Ukraine bắn tên lửa qua biên giới có thể khiến Nga trả đũa bằng vũ lực đối với Washington và các đối tác liên minh với Mỹ.

Dù vậy một số khác lại cho rằng những lo ngại có thể đã bị thổi phồng quá mức.

Liệu có hỗ trợ được Ukraine?

Vào tháng 8, lực lượng Ukraine đã phát động tấn công xuyên biên giới vào vùng Kursk của Nga và kiểm soát một số khu vực ở vùng này.

Gần đây, NYT đưa tin quân đội Nga đang phát động một cuộc tấn công lớn với khoảng 50.000 lính, trong đó bao gồm cả lính Triều Tiên, nhằm tái kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Kursk.

Theo tờ báo này, phía Ukraine có thể sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công các khu tập trung quân đội Nga và Triều Tiên, cũng như các thiết bị quân sự quan trọng, các nút hậu cần, kho đạn dược và các tuyến tiếp tế sâu bên trong nước Nga. Làm như vậy, Ukraine có thể làm giảm hiệu quả các cuộc tấn công của lực lượng Nga - Triều.

Tuy nhiên, một số quan chức Lầu Năm Góc cũng phản đối việc cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine vì nguồn cung hạn chế. Đồng thời một số quan chức Nhà Trắng lại lo ngại Tổng thống Nga Putin có thể sẽ mở rộng cuộc chiến nếu Washington gửi tên lửa cho Kiev.

Nguyên do khiến ông Elon Musk và con trai cả của ông Trump cảnh báo Thế chiến 3

Vào cuối tháng 10, ông Putin cho biết Bộ Quốc phòng Nga đang nghiên cứu các cách thức để ứng phó nếu Mỹ và các đồng minh NATO giúp Ukraine tấn công sâu vào Nga bằng tên lửa tầm xa của phương Tây.

Thông tin về sự việc thay đổi chính sách của Tổng thống Biden diễn ra trong bối cảnh ông chỉ còn khoảng 2 tháng tại nhiệm trước chuyển giao quyền lực cho tổng thống đắc cử Donald Trump - người từng tuyên bố sẽ kết thúc xung đột Nga - Ukraine chỉ trong 24 giờ.

"Chính quyền của ông Biden đang cố gắng làm leo thang tình hình đến mức tối đa khi họ vẫn còn quyền lực và đang tại vị. Tôi rất hy vọng rằng ông Trump sẽ đảo ngược quyết định này nếu đã được đưa ra, bởi vì họ (chính quyền ông Biden) đang mạo hiểm khơi mào Thế chiến 3", nhà lập pháp Nga Maria Butina nói với Hãng tin Reuters, đồng thời nhấn mạnh động thái này "không có lợi cho bất kỳ ai".

Nga sẽ đối phó tên lửa tầm xa của Mỹ ra sao?

Với việc phương Tây quyết định bước qua 'lằn ranh đỏ' của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine, giới phân tích lo ngại những phản ứng từ cường quốc hạt nhân này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Biden trải lòng sau khi mắc ung thư

Trong thông điệp đầu tiên sau khi được chẩn đoán mắc ung thư, ông Biden đã gửi lời cảm ơn đến những người ủng hộ và quan tâm mình, cho rằng đây là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải.

Ông Biden trải lòng sau khi mắc ung thư

Vụ dùng dao đâm nhiều người có các tình tiết kỳ lạ tại Hàn Quốc

Cảnh sát lần theo dấu vết nghi phạm người Trung Quốc gốc Hàn Quốc sau khi y đâm 2 người lớn tuổi ngoài đường, và tìm thấy thêm 2 thi thể nữa ngày 19-5.

Vụ dùng dao đâm nhiều người có các tình tiết kỳ lạ tại Hàn Quốc

Thông điệp rắn của Thủ tướng Israel: Sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố nước này sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza sau khi quân đội Israel mở chiến dịch quân sự và tấn công dữ dội vào các mục tiêu.

Thông điệp rắn của Thủ tướng Israel: Sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza

Apple ra mắt loạt trợ năng mới cho người khiếm thị và khiếm thính

Apple vừa công bố một loạt tính năng mới dành cho người dùng iPhone và iPad, tập trung hỗ trợ những người khiếm thị, khiếm thính hoặc có nhu cầu đặc biệt.

Apple ra mắt loạt trợ năng mới cho người khiếm thị và khiếm thính

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Một bức ảnh chụp lại dòng dung nham từ núi lửa Etna trên đảo Sicilia ở Ý có hình giống chim phượng hoàng được xác nhận là ảnh thật, không phải sản phẩm trí tuệ nhân tạo như nhiều người nghi ngờ.

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar