18/09/2006 06:04 GMT+7

Ông bác sĩ ghép xương và những bệnh nhân nghèo

BẢO TRUNG
BẢO TRUNG

TT - Trong căn phòng làm việc chật chội, chất đầy tài liệu và nóng như nung, bác sĩ Phan Cảnh Cương vừa loay hoay tìm tài liệu vừa tiếp chuyện. Những mẩu chuyện chắp nối dang dở.

Phóng to
Các bác sĩ ở trung tâm thăm hỏi bệnh nhân sau phẫu thuật ghép xương - Ảnh: B.Trung
TT - Trong căn phòng làm việc chật chội, chất đầy tài liệu và nóng như nung, bác sĩ Phan Cảnh Cương vừa loay hoay tìm tài liệu vừa tiếp chuyện. Những mẩu chuyện chắp nối dang dở.

“Tôi có quá ít thời gian mà công việc luôn ngập đầu, người bệnh đau đớn mong mình từng giây từng phút...”, bác sĩ Cương phân trần.

Một công trình một tấm lòng...

Con đường đến với công trình nghiên cứu “ghép xương tự thân” của bác sĩ Cương (Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng Qui Nhơn) bắt đầu từ một bệnh nhân bị gãy chân cách đây hơn mười năm. Đó là một cô bé tên là Kim Cương đưa từ Tây nguyên xuống Bình Định trong tình trạng xương cẳng chân gãy nát, có đoạn bị mất và tổn thương nặng phần xương chậu.

Bác sĩ Ksor H’Nhan - chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Gia Lai - cho biết nhiều năm qua bác sĩ Cương và tập thể cán bộ y bác sĩ ở Trung tâm Chỉnh hình - phục hồi chức năng Qui Nhơn giúp đỡ bà con dân tộc Gia Lai rất nhiều. Đã có gần 300 bệnh nhân - hầu hết là người dân tộc Jơ Rai, Ba Na, do ảnh hưởng chất độc da cam bị khuyết tật tay chân được đưa về trung tâm để chỉnh hình, phục hồi chức năng.

Ban đầu, ông và các đồng nghiệp quyết định nhờ các chuyên gia nước ngoài. Ông năn nỉ họ hãy giúp đỡ vì đây là một cô bé còn quá trẻ, còn cả một cuộc đời dài phía trước. Các chuyên gia nước ngoài xem xét rất kỹ nhưng họ lắc đầu và khuyên nên cắt chân bệnh nhân là giải pháp tối ưu.

Suốt đêm hôm ấy ông thức trắng. “Cô bé còn trẻ quá, cụt một chân coi như tàn phế, vùng xương chậu bị tổn thương mai này làm sao tính chuyện chồng con, sinh nở! - ông kể - Thấy thương cô bé ấy quá, tôi thuyết phục gia đình bệnh nhân và đồng nghiệp hãy để tôi làm, may ra cứu được, còn không thì cắt bỏ cũng không muộn, còn nước còn tát”.

Những năm 1995 - 1996, thông thường ghép xương được thực hiện ghép dạng vi phẫu, tức là chuyển luôn thần kinh, mạch máu cả đoạn xương ghép nhưng đó là kỹ thuật vô cùng phức tạp và tốn kém.

Thức suốt đêm nghiền ngẫm tài liệu và gọi điện đến nhiều nhà khoa học trao đổi, cuối cùng ông quyết định bằng phương pháp khá mạo hiểm: ghép xương rời. Từng mẩu xương rời bị vỡ và cắt những mẩu xương khác khoảng 15 - 20cm trong chính cơ thể bệnh nhân để ghép nối vào chỗ thiếu.

Cách làm của bác sĩ Cương không đòi hỏi phải có một phòng mổ cao cấp, phòng thí nghiệm tối tân, can thiệp bằng thuốc chống thải ghép hay trang thiết bị hiện đại. Ghép xong, từng ngày trôi qua, từng tuần trôi qua, tình trạng sau ghép diễn biến tốt. Đó là những ngày tháng mệt mỏi, căng thẳng nhưng tột cùng hạnh phúc của ông và đồng nghiệp.

Phóng to

BS Cương thảo luận chuyên môn với đồng nghiệp trước khi bước vào phòng mổ

Với đề tài “Ghép xương tự thân”, bác sĩ Phan Cảnh Cương đã được mời tham gia tại một số hội thảo khoa học ở nước ngoài và đây cũng là công trình nghiên cứu cấp bộ đã được nghiệm thu giai đoạn 1, được đánh giá cao và khuyến khích áp dụng rộng rãi. Mười năm qua, gần 60 trường hợp được “ghép xương tự thân” thành công, chỉ có hai trường hợp do mắc chứng tiêu xương bẩm sinh nên bệnh nhân trở lại trạng thái ban đầu.

“Tôi không thể nhớ hồi đó mình đã bao nhiêu lần bỏ cơm, bao nhiêu đêm mất ngủ, chỉ thấy tóc rụng nhiều hơn, bạc nhiều hơn, nhưng vui và thật hạnh phúc khi nhìn thấy cô bé tập đi từng bước và sau đó mấy tháng thì xuất viện. Mừng cho ca mổ thành công thì ít mà mừng cho cuộc đời và tương lai cô bé thì nhiều”.

Một bệnh nhân gần đây của bác sĩ Cương là cô giáo Lê Thị Thu Hà ở thị trấn An Nhơn. Sau vụ tai nạn giao thông, cô Hà bị vỡ xương chậu, hai chân dập nát. Thế rồi nhờ bác sĩ Cương ghép xương tự thân, cô đã xuất viện sau sáu tháng. Bây giờ cô đã có một bé trai kháu khỉnh và ngày ngày đến lớp.

“Tôi không nghĩ mình được lành lặn trở lại như thế này - cô Hà xúc động kể - lúc vào viện tôi nghĩ cuộc đời mình coi như chấm hết. Nhưng rồi như có một sự mầu nhiệm nào vậy... Từ đó, tôi coi bác sĩ Cương như một người cha, một ân nhân”.

Chạy ăn cho bệnh nhân nghèo

Hàng trăm lượt bệnh nhân từ Tây nguyên, từ các tỉnh miền Trung dồn về, phần lớn họ rất nghèo khó. Có những bệnh nhân người dân tộc thiểu số từ các buôn làng vùng sâu, vùng xa ở Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đắc Nông về đến trung tâm chỉ đủ tiền trả một vòng xe đò.

Bác sĩ Cương và đồng nghiệp chạy đôn chạy đáo tìm các nhà hảo tâm giúp đỡ bữa ăn cho họ. Rất may mắn là nhiều người hiểu và sẵn sàng chia sẻ với ông. Vài năm gần đây, Tổ chức SAP - Vietnam thường xuyên giúp đỡ trung tâm. “Có nhiều bệnh nhân cái ăn còn không có thì cái nẹp xương hơn triệu bạc họ biết lấy đâu ra.

Thế là mình và các đồng nghiệp phải... chạy đi xin. Có người khi xuất viện không có tiền về xe, trung tâm vận động anh em gom góp giúp đỡ. Vất vả lắm nhưng đó cũng là hạnh phúc nghề nghiệp...” - ông tâm sự.

BẢO TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar