24/04/2006 10:28 GMT+7

Ông bà ta cưới ra sao? và ta sẽ cưới như thế nào?

NH.B
NH.B

TTO - Bạn có biết đám cưới, một trong những nghi lễ quan trọng nhất của người Việt, theo tập tục xưa phải đảm bảo đủ 6 lễ: Lễ nạp thái (lễ đặt rượu), Lễ vấn danh, lễ nạp cát (báo cho nhà gái đã bói được quẻ tốt), lễ nạp tệ (nộp sính lễ cho nhà gái), lễ thỉnh kỳ (xin giờ rước dâu), lễ thần nghinh (nhà trai mang lễ đến nhà gái rước dâu).

Phóng to
Một bộ trang phục cưới của người Hoa Nam bộ xưa - Ảnh: NH.B
TTO - Bạn có biết đám cưới, một trong những nghi lễ quan trọng nhất của người Việt, theo tập tục xưa phải đảm bảo đủ 6 lễ: Lễ nạp thái (lễ đặt rượu), Lễ vấn danh, lễ nạp cát (báo cho nhà gái đã bói được quẻ tốt), lễ nạp tệ (nộp sính lễ cho nhà gái), lễ thỉnh kỳ (xin giờ rước dâu), lễ thần nghinh (nhà trai mang lễ đến nhà gái rước dâu).

Bạn có biết mâm trầu cau của lễ vật cưới phải đủ 64 lá trầu, chia làm 8 xấp tượng trưng cho bát quái (64 thẻ), kèm theo đó là 32 trái cau... hay chiếc áo dài cưới ngày xưa của người Nam bộ được ghép từ 5 tà, may hai lớp nên gọi là áo kép? Và còn nhiều điều chưa biết nữa về đám cưới VN trong những thập niên gần đây...

Cũ mà mới, quen thuộc mà thú vị, đó là cảm giác của những ai đặt chân vào phòng trưng bày Đám cưới Nam bộ tại Bảo tàng TP.HCM trong những ngày này. Một không gian nhỏ được thiết kế theo nhà rường Nam bộ tái hiện cùng các trang phục cưới của người Khơ me, người Chăm Islam, người Hoa...

Không trưng bày quá nhiều, đại diện cho mỗi thời kỳ là những bộ áo cưới của cô dâu, chú rể, là mâm sính lễ trầu cau, bánh quả, tiền, trà... là bàn thờ gia tiên với mâm ngũ quả kết long phụng, bình hoa, lư hương... Đây chính là không gian không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam, nơi diễn ra trang trọng các nghi thức của lễ cưới và trình lễ vật, chứng kiến bao nhiêu đổi thay của các lễ nghi đám cưới VN.

Nhiều người xem đã xúc động khi ngắm nhìn chiếc thiệp cưới của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi với một lỗi nhỏ: con số năm cưới được in 1694 thay vì 1964.

Một chút tái hiện nhỏ, tuy các vật trưng bày không thật nhiều, hay nói như bác Hoàng Tấn Việt - một khách đến xem triển lãm: "vẫn còn cảm thấy thiếu thiếu gì đó nhưng mà thấy ý nghĩa lắm".

Không ý nghĩa sao được khi cùng với sự nở rộ của công nghệ tiệc cưới, những giá trị lễ nghi của đám cưới truyền thống như bị quên lãng hoặc bị méo mó đi đã làm nhiều người không còn hiểu hết ý nghĩa các nghi lễ tốt đẹp ngày xưa.

Cô SV Nguyễn Ngọc Hà (ĐH Mở Bán công) dành gần 2 tiếng đồng hồ để thưởng lãm các vật trưng bày thổ lộ: "Đến đây mới thấy mình sắp bị "mất gốc" rồi. Các nghi lễ ngày xưa chứng minh đám cưới thực sự thiêng liêng, tiếc là người trẻ như mình không được biết nhiều".

Nếu bạn sắp cưới, có người nhà sắp cưới, hay con bạn sắp cưới hoặc đơn giản chỉ muốn biết hơn lễ cưới truyền thống, sao không thể dành một ít thời gian để đến triển lãm. Một chút thời gian để biết hơn ngày xưa ông bà ta cưới như thế nào? Và ta sẽ cưới như thế nào?

NH.B

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Ngai vàng triều Nguyễn - bảo vật quốc gia triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa - bị một người mua vé vào tham quan bẻ gãy thành nhiều khúc.

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Có người đã gọi người mẹ là người nghệ sĩ đầu tiên của các con mình. Bà mẹ của Trần Đăng Khoa rất xứng với danh hiệu cao quý ấy. Bà đã có công đầu trong việc nuôi dưỡng mầm mống nghệ thuật trong các con.

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar