17/10/2014 06:00 GMT+7

​“Ở Việt Nam tôi tìm thấy mình...”

CÔNG NHẬT ghi
CÔNG NHẬT ghi

TT - “Tự hào cùng Việt Nam” kỳ này xin giới thiệu những chia sẻ từ nhạc sĩ, ca sĩ Thanh Bùi - top 8 cuộc thi Thần tượng âm nhạc Úc (Australian Idol) 2008.

Thanh Bùi trong một chuyến tham gia hoạt động xã hội tại VN - Ảnh: Loreto VN

Cha tôi có một niềm tự hào dân tộc vô cùng lớn, chẳng rõ điều đó truyền qua anh em chúng tôi lúc nào. Tôi thậm chí còn không có tên tiếng Anh.

Sinh ra và lớn lên tại Úc, tôi nhớ mình lúc nhỏ từng nhiều lần bắt gặp trong gương hình ảnh một cậu bé tóc đen, mũi tẹt luôn thiếu tự tin bởi thấy mình có quá nhiều điểm khác biệt với chúng bạn xung quanh.

Những nỗi niềm không tên

Chung tay lan tỏa giá trị Việt

Diễn đàn “Tự hào cùng Việt Nam” do báo Tuổi Trẻ và Samsung VN tổ chức - thuộc chương trình “Samsung tự hào cùng Việt Nam” - nhằm để bạn đọc chia sẻ những trải nghiệm, câu chuyện tôn vinh phẩm chất, đức tính và các giá trị văn hóa của người Việt.

Đây cũng là cơ hội gạn đục khơi trong nhằm xây dựng giá trị Việt mang đậm bản sắc dân tộc, là niềm tự hào của người VN.

Thư từ, bài viết tham gia diễn đàn “Tự hào cùng Việt Nam” xin gửi về email: [email protected]. Bạn đọc cũng có thể đóng góp ý kiến, theo dõi các bài viết xoay quanh chủ đề trên ở trang:

Lớn hơn chút nữa, tôi cảm nhận rõ nỗi buồn, tự ti khi thấy bên cạnh một bộ phận người Việt học giỏi và thành danh, nhiều người Việt khác lại “có tiếng” ở xứ người vì những cách làm giàu không chân chính...

Điều đó phổ biến đến mức nếu thấy tôi lái một chiếc xe xịn và biết tôi là người gốc Việt, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay tôi là người xấu.

Những ngày đầu về VN, tôi sững người khi thấy nhiều học sinh trường quốc tế nói tiếng Việt lơ lớ dù các em lớn lên tại đây. 

Bước ra ngoài đường, tôi thấy những quán cà phê, quán nhậu... luôn kín người bất kể đó là buổi chiều hay giờ hành chính.

Và có thể nói ba năm trước, giai đoạn tôi chính thức về VN lập nghiệp là khoảng thời gian chông gai nhất. Khó khăn không nằm ở công việc hay rào cản ngôn ngữ mà ở sự kết nối giữa con người với nhau.

Tôi thấy mình không thể quen được thái độ làm việc thiếu trách nhiệm, sợ thất bại và không có tinh thần đồng đội của một bộ phận người Việt. Thời gian đầu mở công ty riêng, dẫu không muốn nhưng tôi phải thay nhân viên liên tục. Điều tôi cần chỉ là những người ham học hỏi, đủ dũng cảm nhận trách nhiệm khi làm sai... Vì sao lại quá khó?

Mảnh ghép bị thất lạc

Từ nhỏ, tôi học tiếng Việt một cách ngấu nghiến, say mê học và hỏi nhiều đến mức nhiều lần mẹ phải quát lên “hỏi nhiêu đó đủ rồi!”.

Nhưng tôi học là vậy chứ chưa cảm nhận trọn vẹn những xúc cảm, sự gắn kết của mình với hai chữ VN, cho đến ngày tôi trở về quê hương và ở lại. Tôi tin mình đã tìm thấy được mục đích, ý nghĩa cuộc sống của mình ở mảnh đất này.

Vẫn tồn tại nhiều điểm chưa tốt của người Việt, nhưng tôi nhìn vào với một lăng kính khác, tỉnh táo hơn để nhận ra xã hội nào chẳng có điều hay, dở... huống hồ một nước đang phát triển, còn cách biệt giàu nghèo như VN. Thay vì mãi than phiền, so sánh thì mỗi chúng ta có thể chung tay thay đổi xã hội này bằng những đóng góp dù nhỏ nhoi của mình.

Càng nhận ra nhiều “điểm trừ” ở người Việt, tôi càng có động lực buộc mình phải lao động nhiều hơn nữa. Bởi chỉ có làm việc cật lực và gặt hái thành công mới có thể thay đổi hình ảnh của mình trong mắt bạn bè nước ngoài.

Và đó cũng là lý do bên cạnh công việc chuyên môn, tôi quyết định dành nhiều thời gian tham gia làm đại sứ nhiều hoạt động cộng đồng như: Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP), chiến dịch Chấm dứt sử dụng sừng tê giác...

Tôi nhớ khoảng thời gian tham gia Australian Idol năm 2008, đi đến đâu tôi cũng nhận được những cái bắt tay, lời động viên... đầy ấm áp từ mọi người. Lúc đó tôi biết mình đã truyền cảm hứng, đem lại niềm tự hào cho cộng đồng Việt, chợt thấy cuộc sống an nhiên hơn.

Tôi chọn con đường giáo dục mầm non đất Việt với mong muốn từ các bé, những thông điệp sống tích cực sẽ được truyền tải đến các bậc phụ huynh, những người mà tôi khó thể tác động được.

Và cũng chính vì tìm ra mục đích sống mà hiện tôi thấy mình luôn tràn đầy năng lượng mỗi sớm mai thức dậy, dù nhìn vào lịch làm việc mỗi ngày đều kéo dài từ 16-17 tiếng.

“Giờ thì ông biết rồi đấy!”

“Yêu bao đôi mắt ngời, yêu đôi môi hay cười, những ấm áp tim người 

Yêu những chiếc áo dài, nhẹ bay trong gió chiều, yêu sao quê hương này...”.

Phải mất gần bốn tháng trời để tôi có thể hoàn thành bài hát “My kool Vietnam” (tạm dịch: VN đáng yêu của tôi). Bởi với tôi, việc mượn nhạc để gửi gắm tình yêu dành cho nguồn cội là rất khó, cần sự trau chuốt trong từng ca từ, nốt nhạc...

Với tôi, không có gì vui bằng việc giới thiệu những gì đẹp nhất của VN đến với bạn bè quốc tế.

Vài tuần trước, khi ngồi tại một quán lề đường ở Q.1 (TP.HCM) lúc 2g sáng với Apl.de.ap (thành viên nhóm Black Eyed Peas, Mỹ) và nghe từ họ câu nói đầy hào hứng: “Bạn biết không, tôi yêu VN vì con người quá thân thiện!”, tôi thấy mình run lên vì hạnh phúc, tự hào.

Gần đây tôi có tham gia viết nhạc cho một số nhóm nhạc lớn tại châu Á như KAT-TUN, Arashi, TVXQ... cũng như hợp tác làm việc với những nghệ sĩ hàng đầu thế giới như Black Eyed Peas, AJ (người viết nhạc cho Jennifer Lopez, Pitpull, Rihanna...), nhưng tham vọng của tôi không chỉ gói gọn trong âm nhạc.

Ca khúc Danger mà tôi viết cho nhóm nhạc Hàn BTS vừa vươn lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng danh tiếng Billboard World Albums, đứng nhất bảng xếp hạng tại Hàn Quốc vào đầu tháng 9-2014...

Tôi nhớ người quản lý nhóm BTS lúc đó ngồi với tôi by tỏ: “Tôi không biết ở VN có người làm được điều này”.

Tôi chỉ mỉm cười trả lời: “Giờ thì ông biết rồi đấy”!

THANH BÙI

CÔNG NHẬT ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Nhận tin một phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo đang thiếu máu, 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động lập tức đến bệnh viện, hiến 3 đơn vị máu kịp thời giúp người bệnh qua cơn nguy kịch.

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar