10/09/2022 10:22 GMT+7

Ở Việt Nam, học đại học hàng đầu Hàn Quốc

UYÊN PHƯƠNG - TRẦN HUỲNH
UYÊN PHƯƠNG - TRẦN HUỲNH

TTO - Nếu dự án hợp tác giữa ĐH Quốc gia Seoul và ĐH Quốc gia TP.HCM về việc thành lập cơ sở liên kết tại Việt Nam thành công, các sinh viên sẽ học chương trình cử nhân như tại Hàn Quốc, đồng thời có cơ hội tiếp tục học sau ĐH tại cơ sở chính ở Hàn.

Ở Việt Nam, học đại học hàng đầu Hàn Quốc - Ảnh 1.

Cổng vào ĐH Quốc gia Seoul, một trong những ĐH hàng đầu của Hàn Quốc - Ảnh từ website nhà trường

Theo báo cáo về kế hoạch phát triển trung và dài hạn của ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) công bố mới đây, nhà trường sẽ xúc tiến thành lập các cơ sở liên kết ở nước ngoài. 

Cụ thể, kế hoạch được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 kéo dài 5 năm và giai đoạn 2 kéo dài trong vòng 10 năm tiếp theo. Việc kết hợp với ĐH Quốc gia TP.HCM để thành lập cơ sở liên kết đầu tiên ở nước ngoài dự kiến sẽ được xúc tiến trong giai đoạn 1.

Mở ra nhiều cơ hội

Theo kế hoạch, tại cơ sở liên kết ở TP.HCM, các sinh viên sẽ được đào tạo hoàn toàn theo chương trình của ĐH Quốc gia Seoul như tại Hàn Quốc. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp cử nhân, người học có cơ hội học tiếp sau đại học tại cơ sở chính ở Hàn Quốc.

Lâu nay, ĐH Quốc gia Seoul đã tổ chức đào tạo các ngành bậc cao học cho sinh viên quốc tế nhưng vẫn chưa thu hút được học viên do các rào cản về ngôn ngữ. Vì thế, nếu dự án thành lập cơ sở liên kết tại Việt Nam thành công, nhà trường kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều học viên cho bậc đại học cũng như sau đại học.

Ông Cho Young Tae, giáo sư ngành sức khỏe cộng đồng hệ sau đại học, đồng thời cũng từng là cố vấn cho Chính phủ Việt Nam về chính sách dân số, chia sẻ với nhật báo kinh tế Maeil của Hàn Quốc rằng: "Hệ thống giáo dục đại học tại Hàn Quốc hoàn toàn phù hợp với các sinh viên Việt Nam".

Cũng theo giáo sư Cho, chính phủ và các trường đại học Hàn Quốc nên đầu tư và mở rộng hợp tác tích cực hơn để nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học ở Việt Nam cũng như mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho Hàn Quốc.

Ở giai đoạn tiếp theo, nhà trường sẽ cho thành lập thêm các cơ sở liên kết mới tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, Trung Á và các quốc gia đang phát triển khác. Ethiopia và Mông Cổ là hai quốc gia được đề xuất liên kết sau Việt Nam.

Về lý do của dự án thành lập các cơ sở liên kết ở nước ngoài, đại diện ĐH Seoul cho biết theo một nghiên cứu của Cục Thống kê Hàn Quốc, với xu hướng dân số ngày càng giảm, trong tương lai các trường đại học Hàn Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh, nhất là hệ đào tạo sau đại học. 

Từ đó sẽ dẫn đến thiếu hụt các chuyên gia nghiên cứu chuyên môn cao tại các trường đại học cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chưa có quyết định chính thức

Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc này, TS Bùi Thị Hồng Hạnh, trưởng ban đối ngoại và phát triển dự án, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết trước đây ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Seoul đã gặp gỡ, trao đổi thông tin về việc hợp tác giữa hai bên. 

Khi đó, phía ĐH Quốc gia Seoul đã đặt vấn đề kết hợp với ĐH Quốc gia TP.HCM để thành lập cơ sở liên kết đầu tiên của đại học này ở nước ngoài, tại TP.HCM.

ĐH Quốc gia Seoul là một trong số đại học danh giá bậc nhất tại Hàn Quốc. Đến nay trường này chưa thành lập bất kỳ cơ sở đào tạo nào ở nước ngoài, do đó việc thành lập cơ sở tại nước ngoài đối với trường này là việc vô cùng quan trọng. 

"Có thể các lãnh đạo của ĐH Quốc gia Seoul đã trao đổi, bàn bạc rất kỹ về chủ trương này nên đi đến thống nhất thực hiện. Đến nay họ thấy đã là thời điểm chín muồi để vươn ra bên ngoài nên đã chính thức công bố thông tin này với truyền thông nước nhà và sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc cụ thể với ĐH Quốc gia TP.HCM để sớm xúc tiến việc này" - bà Hạnh nhận định.

Tuy nhiên theo bà Hạnh, việc hợp tác với ĐH Quốc gia TP.HCM để thành lập cơ sở của ĐH Quốc gia Seoul tại TP.HCM là chủ trương của phía bạn. Hai bên sẽ trao đổi, thảo luận về việc này. Ở thời điểm hiện tại, ĐH Quốc gia TP.HCM chưa có quyết định liên quan đến hoạt động hợp tác này.

ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Seoul đã và đang triển khai một số hoạt động hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật.

Nổi bật có thể kể đến như hợp tác triển khai dự án "Tăng cường giáo dục đại học lĩnh vực nông nghiệp tại ĐH Quốc gia TP.HCM" là dự án do KOICA tài trợ với thời gian thực hiện trong bảy năm từ năm 2022 và tổng kinh phí gần 10 triệu USD.

Đại học là nơi tạo ra kiến thức, không phải truyền kiến thức từ giảng viên sang sinh viên

TTO - Đó là chia sẻ của nguyên thủ tướng Hàn Quốc Un Chan Chung trong buổi nói chuyện với giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và các doanh nhân trẻ Việt Nam.

UYÊN PHƯƠNG - TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi con thi trượt

Khi bị trượt tốt nghiệp THPT; hay ước mơ vào đại học, cao đẳng 'tan thành mây khói', thường tâm lý chung của các thí sinh là sẽ rất buồn chán.

Khi con thi trượt

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Năm nay, chỉ có 9 trong số trên 100 trường THPT công lập tại Hà Nội có mức điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên (điểm trung bình môn là 8 trở lên).

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Chiều nay công bố đáp án thi tốt nghiệp THPT 2025, xem nhanh trên Tuổi Trẻ Online

15h chiều nay 6-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Tuổi Trẻ Online cập nhật, mời bạn đọc đón xem.

Chiều nay công bố đáp án thi tốt nghiệp THPT 2025, xem nhanh trên Tuổi Trẻ Online

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Năm 2025, Học viện Chính trị Công an nhân dân xét tuyển 100 học viên nhưng có tới gần 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào học viện.

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Được ghi nhận là khối ngành đón rất nhiều Thủ khoa DTU qua các năm với điểm số trung bình luôn trên 9 điểm/môn, khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn của Đại học (ĐH) Duy Tân đã có rất nhiều bứt phá trong hơn 5 năm trở lại đây.

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Năm nay, có gần 23.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá của Bộ Công an, tăng gần 5.000 thí sinh so với năm ngoái.

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar