15/10/2014 09:49 GMT+7

Ô nhiễm đất: SOS!

XUÂN LONG thực hiện
XUÂN LONG thực hiện

TTO - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) Hoàng Dương Tùng đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về thực trạng ô nhiễm đất.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ông Tùng cho biết:

- Qua quan trắc tại 140 điểm của 28 tỉnh, thành phố, có thể khẳng định nhiều nơi nguồn ô nhiễm trong đất đã vượt ngưỡng. Những vùng đất bị ô nhiễm cao tập trung quanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và đất nông nghiệp. 

* Thưa ông, nguồn gây ô nhiễm chính cho đất xuất phát từ đâu? 

- Đáng chú ý, các nguồn gây ô nhiễm cho đất đều bắt đầu từ các hoạt động của con người. Thứ nhất, đó là nguồn nước thải xả vào môi trường chưa đạt tiêu chuẩn, việc chôn lấp rác thải, chất chứa rác thải bừa bãi, cuối cùng thẩm thấu hết vào đất.

Thứ hai, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện làm cho mức độ ô nhiễm đất gia tăng.

Thứ ba, ngay trong những vùng sản xuất, tình trạng sử dụng nước ô nhiễm tưới tiêu vẫn còn, đây cũng là nguyên nhân khiến cho chất lượng đất suy giảm.

Đáng nói nhất là đất ở một số môi trường làng nghề, từ nước thải, chất thải, thậm chí cả nguồn thải nguy hại xả dồn vào đất.

* Ông thấy việc nhìn nhận về ô nhiễm đất hiện nay như thế nào?

- Còn rất đơn giản! Thực tế ô nhiễm đất không như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước có thể nhìn thấy, ngửi thấy ngay. Ô nhiễm đất phải qua quan trắc, thậm chí có vùng trải qua bao nhiêu năm tích tụ rồi nguồn ô nhiễm mới làm thay đổi chất lượng đất, và khả năng nguy hại cho con người cũng ngấm dần, ngấm dần. 

Ở ngay các làng nghề, ngành nghề sản xuất, vì lý do mưu sinh, đôi khi việc cảnh báo, tuyên truyền ngăn ngừa các hành vi gây ô nhiễm cho đất còn bị xem nhẹ.

Có làng nghề tái chế chất thải điện tử, nguồn ô nhiễm từ kim loại nặng được đưa qua nước thải vào đất ở của chung gia đình. Biện pháp xử lý mới chỉ thông qua việc xử lý xả thải gây ô nhiễm, xử lý việc chôn lấp không đúng quy định, từ đó góp phần ngăn chặn gây ô nhiễm đất.

* Theo ông, giải pháp nào hiệu quả để tình trạng ô nhiễm đất không gia tăng?

- Ở các nước phát triển, việc quản lý đất có hồ sơ từng thửa, và phải công khai chất lượng đất của từng thửa, nhưng ở mình chưa làm được như vậy.

Vì vậy, giải pháp chính được xác định là ngăn chặn và phục hồi. Trước tiên phải nói việc phục hồi đất ô nhiễm là vấn đề cực khó và rất tốn kém.

Ví như việc xử lý đất nhiễm chất độc diôxin đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến và nguồn kinh phí khổng lồ. Hoặc việc xử lý phục hồi đất ô nhiễm qua vụ chôn thuốc trừ sâu của Công ty Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa), phải bóc toàn bộ lớp đất ô nhiễm, phải thuê đơn vị có công nghệ mới phục hồi được. 

Ngay chương trình mục tiêu quốc gia về xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở các kho thuốc ngày xưa, đến nay dù đang thực hiện nhưng kinh phí phải đầu tư cũng rất lớn, làm cũng không dễ một chút nào nên việc xử lý cũng chưa được nhiều.

Còn các giải pháp xử lý đơn giản nhất là công nghệ đốt, bóc đất đi xử lý, đổ bê tông khoanh vùng ô nhiễm, trồng cây sinh học, nhưng giải pháp nào cũng tốn kém và không thể xử lý ở diện rộng. 
 

Giải pháp hiệu quả nhất, rẻ nhất 

Thứ nhất, phải ngăn chặn triệt để các hành vi xả trộm nước thải, chất thải, chôn lấp trộm chất thải và chôn lấp chất thải nguy hại không đúng quy định, hạn chế chôn lấp chất thải nguy hại.

Thứ hai, phải kiểm soát chặt chẽ nguồn thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là thuốc không được phép sử dụng vì những loại thuốc này độc tố rất lớn, rất nguy hại. Phải tuyên truyền để người dân, các đơn vị thay đổi nhận thức, quan tâm thật sự để không có những hành vi gây ô nhiễm đất. 

Hiện nay, Luật bảo vệ môi trường 2014 cũng đã có hẳn một chương về ô nhiễm đất, kiểm soát môi trường đất, trong đó đã xác định trách nhiệm của chủ sử dụng đất. Cụ thể là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất. Còn trách nhiệm này ra sao thì quá trình xây dựng nghị định hiện nay đang bàn, đang lấy ý kiến. 

Trước mắt sẽ theo hướng quy trách nhiệm cho những chủ sử dụng diện tích đất lớn, trong đó có trách nhiệm phải đảm bảo chất lượng đất và sẽ xác định các chế tài xử lý với những trương hợp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường đất. 

Hoàng Dương Tùng

XUÂN LONG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án thành lập đảng bộ (mới), phương án nhân sự cấp tỉnh, cấp xã đúng nguyên tắc, yêu cầu, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, trình cấp có thẩm quyền đúng tiến độ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Bộ Công an xác định nhóm giang hồ do Nguyễn Công Huân cầm đầu móc nối một số nghi phạm hình sự phức tạp, hoạt động cho vay lãi nặng, mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, mua bán ma túy.

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang vừa thống nhất đơn tự nguyện nghỉ hưu sớm của trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; đồng ý 45 cán bộ lãnh đạo các tổ chức, xã phường được nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc.

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Thôn A Xây thuộc xã Khánh Nam (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) bao đời nay một lòng tin yêu Đảng và Bác Hồ, lập nhiều thành tích thời kháng chiến và được tặng danh hiệu "làng Bác Hồ".

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Cầu Tăng Long mới đưa vào sử dụng bị sụt lún, chủ đầu tư nói gì?

Cầu Tăng Long (đường Lã Xuân Oai, TP Thủ Đức) xuất hiện vết lún, rạn nứt sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động khiến người dân lo lắng. Chủ đầu tư yêu cầu tiến hành khắc phục ngay từ tối 18-5.

Cầu Tăng Long mới đưa vào sử dụng bị sụt lún, chủ đầu tư nói gì?

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’

Ngày 18-5, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam/tạm giữ hình sự 11 người để điều tra về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, “mua bán trái phép chất ma túy”, “sản xuất, buôn bán hàng cấm”.

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar