04/08/2015 09:06 GMT+7

​Ồ ạt lấy đất ruộng làm gạch

ĐỨC VỊNH
ĐỨC VỊNH

TT - Gần đây, tại An Giang lại rộ lên nạn lấy đất trồng lúa để làm gạch, ảnh hưởng đến diện tích canh tác lân cận và gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều thửa ruộng ở Chợ Mới (An Giang) bị đào lớp đất mặt để làm gạch - Ảnh: Đ.VỊNH

Tại huyện Chợ Mới, trên cánh đồng ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Hội Đông tiếng động cơ vang rền, máy xúc liên tục đào bới, mặt ruộng bị đào xuống sâu khoảng 5 tấc để lấy lớp đất mặt bán cho các lò gạch. Theo các chủ lò gạch, lâu nay để có đất làm gạch, họ phải mua lớp đất mặt ruộng với giá 20 triệu đồng/công.

Theo nhiều hộ dân, mấy năm nay giá lúa thấp, làm một công ruộng mỗi năm may lắm chỉ lời 2 triệu đồng nên khi cơ sở sản xuất gạch hỏi mua đất lớp mặt với giá nói trên là họ đồng ý bán ngay.

Ông Nguyễn Văn Viễn, trưởng Phòng tài nguyên - môi trường (TN-MT) huyện Chợ Mới, cho biết nạn lấy lớp đất mặt ruộng vừa gia tăng trở lại ở các xã Nhơn Mỹ, Long Giang, Mỹ Hội Đông...

Phòng TN-MT và các xã này lập biên bản hơn 20 vụ vi phạm, thanh tra giao thông cũng xử phạt những trường hợp vận chuyển đất quá tải trên đường.

Ông Trần Đặng Đức, giám đốc Sở TN-MT tỉnh An Giang, cho hay tình trạng này từng tồn tại từ nhiều năm trước, sau một thời gian ngăn chặn thì gần đây lại rộ lên.

Vừa qua sở kiểm tra thực tế tại Chợ Mới, chỉ riêng ba xã: Nhơn Mỹ, Long Giang, Mỹ Hội Đông đã phát hiện hơn 40ha đất nông nghiệp bị đào lấy lớp đất mặt. “Việc này diễn ra khá phức tạp, có dấu hiệu cấp xã buông lỏng quản lý” - ông Đức nói.

Ông Đức cho biết toàn tỉnh An Giang có gần 1.600 lò gạch, do nhu cầu về nguyên liệu tăng nên nạn khai thác đất lớp mặt còn gia tăng ở một số địa phương khác, chứ không riêng gì huyện Chợ Mới.

Cũng theo ông Đức, sản xuất gạch ở An Giang giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động nhưng việc này cũng khiến hằng năm An Giang mất khoảng 50ha đất và hơn 1.400ha đất nông nghiệp bị bạc màu do khai thác lớp đất mặt.

Từ năm 2012, tỉnh đã phổ biến lộ trình cho các cơ sở chuyển đổi công nghệ, chuyển qua làm gạch không nung (không sử dụng đất), nhưng sản xuất loại gạch này cần vốn đầu tư cao và khó nhất là... thiếu nguyên liệu nên đến nay các chủ lò gạch vẫn chưa chuyển đổi.

Còn ông Trương Trung Lập, chủ tịch UBND huyện Chợ Mới, cho rằng việc đầu tư sản xuất loại gạch không nung rất tốn kém mà chưa biết tiêu thụ thế nào. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng loại gạch nung rất lớn nên tới đây các cơ sở vẫn duy trì làm gạch nung.

“Vấn đề khó khăn là hiện nay chưa có vùng nguyên liệu tập trung cho lấy đất làm gạch mặc dù chủ trương quy hoạch đã có từ lâu” - ông Lập nói.

ĐỨC VỊNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ngôi chợ tại Đà Nẵng tê liệt sau trận lụt bất ngờ giữa mùa hè

Sáng 6-7, nhiều quầy hàng tại chợ Thanh Vinh (phường Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải đóng cửa để khắc phục hậu quả sau trận mưa lớn đêm qua.

Ngôi chợ tại Đà Nẵng tê liệt sau trận lụt bất ngờ giữa mùa hè

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm; Cứu trẻ bằng drone... là những thông tin thu hút nhiều bạn đọc quan tâm tuần qua.

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Trận mưa như trút nước chiều tối 5-7 khiến nhiều người bất ngờ khi chứng kiến nhiều tuyến phố của Đà Nẵng chìm trong nước. Tiến sĩ Lê Hùng - Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng - đã có những chia sẻ về nguyên nhân và đề xuất, hiến kế các giải pháp.

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng được thành lập dựa trên việc sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng cũ. Sau sáp nhập, biển số xe người dân được cấp như thế nào?

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?

Sau treo thưởng 50 triệu của chủ tịch Cần Thơ, có nhiều hiến kế chống ngập 'độc lạ'

Sau treo thưởng của chủ tịch Cần Thơ, nhiều giải pháp 'độc lạ' để thoát ngập lẫn kiến nghị xử phạt hành vi vứt rác bừa bãi đã được góp ý, hiến kế.

Sau treo thưởng 50 triệu của chủ tịch Cần Thơ, có nhiều hiến kế chống ngập 'độc lạ'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar