02/10/2016 10:42 GMT+7

​Nuôi con chữ trên ngọn tràm

MẬU TRƯỜNG - THANH TÚ
MẬU TRƯỜNG - THANH TÚ

TTO - Không cha, mẹ bỏ đi biền biệt, bị bệnh “khiếm thị” từ nhỏ và đôi khi phải làm đủ thứ việc, sống nhờ cơm từ thiện nhưng các bạn đã biết vươn lên để trở thành tân sinh viên.

Phan Khánh Linh tranh thủ ngày thứ bảy đi hái đọt choại kiếm tiền lo việc học - Ảnh: M.TRƯỜNG

Khi Phan Khánh Linh và Phan Thị Cẩm Tiên đang tuổi ăn học thì tai họa ập đến ngôi nhà nằm cặp mé kênh 2B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

“Trân là học sinh nghèo có tinh thần cầu tiến, ý chí vượt khó vươn lên rất tốt. Cuối năm học lớp 12, các môn học tự nhiên của em đều trên 9. Tôi tin em sẽ thành công

Thầy ĐẶNG VĂN SĨ​ (giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Lê Thị Bảo Trân)

Sống nhờ đọt choại

Ông Phan Văn Quyến (64 tuổi, ông nội của Linh và Tiên) kể năm 2008, cha của Linh mất sau một tai nạn xe máy. Sống cùng ông bà nội, hai anh em phụ làm nhiều việc từ đồng áng đến chăn nuôi. Bà nội qua đời năm ngoái, ông nội thì bị viêm phế quản.

“Lội xuống ruộng được vài chục phút lại bò lên bờ thở hổn hển không ra hơi, có khi tưởng chết ngoài bờ nhưng cũng đâu có dám bỏ hoang 4 công ruộng. Tui phải ráng để lo tiền học cho hai đứa” - ông Quyến nói.

Sáng 2-10, tại Mỹ Tho sẽ diễn ra lễ trao 77 suất học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho tân sinh viên Tiền Giang và Bến Tre

Tổ chức: báo Tuổi Trẻ và Tỉnh đoàn Tiền Giang và Bến Tre

Tài trợ: Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” tỉnh Tiền Giang và Hội Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tại TP.HCM

Nước da ngăm đen, đôi chân thô kệch và săn chắc khiến Linh trông già hơn so với tuổi 18 của mình. Bạn xách túi lác lội vào rừng tràm cách nhà 2km để hái rau choại sau khi phụ ông nội làm ruộng.

Từ khi học lớp 10, hai anh em Linh một buổi đến trường, một buổi len lỏi vào những vạt rừng tràm rậm rạp cây cỏ, rắn rết hái đọt choại về bán lấy tiền mua sách vở.

Đây là “nghề” chính mang lại thu nhập khá nhất giúp anh em Linh trang trải cuộc sống trong suốt những năm cấp III.

Hai anh em luôn đạt kết quả học tập khá giỏi. Kỳ thi THPT quốc gia 2016, Linh đã trúng tuyển ngành luật thương mại, Trường đại học Luật TP.HCM.

Linh ngậm ngùi: “Giờ chỉ lo cho em gái đang học lớp 10, nếu lỡ 4 công lúa của nội bị thất mùa như hạn, mặn năm rồi thì coi như không có tiền đóng học”.

Mò mẫm vào đại học

Tin Nguyễn Hoàng Minh, cậu học trò mù của Trường THPT Rạch Gầm - Xoài Mút, vừa trúng tuyển vào Trường đại học Sư phạm TP.HCM, ngành giáo dục đặc biệt làm cả xóm đóng đáy nghèo ở cầu Ngã Tư, ấp Đông, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành (Tiền Giang) ai cũng mừng ra mặt.

Không mừng sao được bởi những bạn trạc tuổi Minh ở xóm này chỉ có mỗi mình Minh là theo học đến hết lớp 12, số còn lại nghỉ giữa chừng để tìm kế sinh nhai. Ông Nguyễn Tấn Lực (72 tuổi, ông nội của Minh) kể cha Minh lúc sinh ra đã bị mắc bệnh rung vật nhãn cầu dẫn đến mù. Gia đình ai cũng mừng khi thấy Minh sinh ra trắng trẻo, khôi ngô.

Tuy nhiên, lớn lên Minh cũng mắc chứng bệnh như cha, chỉ thấy lờ mờ với cự ly gần. Do không nhìn thấy bảng nên phương pháp học của Minh là chăm chú nghe giảng rồi ghi lại bài, chữ rất đẹp.

12 năm ông nội đưa Minh đến trường, nay ông lo lắng không biết Minh xoay xở ra sao khi lên thành phố. Minh rắn rỏi nói với ông: “Con sẽ lo được. Con sẽ trở thành thầy dạy chữ Braille (chữ nổi) cho các trẻ em có hoàn cảnh giống mình”.

Làm đủ nghề để lo việc học

Nhà của Lê Thị Bảo Trân, học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, ở cuối con hẻm nhỏ đường Đoàn Hoàng Minh (khu phố 4, P.Phú Khương, TP Bến Tre), là chái sau của nhà dì ruột cho che chắn ở nhờ.

Cha bị bệnh tim mạch và đột quỵ mất lúc Trân mới 2 tuổi. Mẹ Trân làm thuê đủ thứ việc từ lựa trái xơri, chăm sóc người già đến bán vé số... Nhưng những năm gần đây, sức khỏe mẹ Trân yếu đi, việc làm thuê không được như trước. Nhiều hôm bà không có việc làm, nhà cạn tiền, hết gạo, hai mẹ con đành đến Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bến Tre xin cơm từ thiện sống qua ngày.

Thương mẹ vất vả, từ nhỏ, cứ đến hè Trân lại đi làm công gói kẹo. Lên cấp III vừa học bạn vừa chạy bàn ở quán cà phê, phụ việc cho tiệm vải. Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Trân trúng tuyển ngành công nghệ sinh học Trường ĐH Nông lâm TP.HCM và ngành công nghệ thực phẩm ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM).

LƯ THẾ NHÃ

MẬU TRƯỜNG - THANH TÚ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Các trường học ở Phần Lan đang dạy cho trẻ em kỹ năng nhận biết tin giả và sự thật ngay từ mầm non.

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Trung Quốc công bố các biện pháp mới nhằm ổn định việc làm: mở rộng trợ cấp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ có mục tiêu cho thanh niên tìm việc...

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Bộ Quốc phòng mời 5 nước là Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm.

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cơ sở của các bạn trẻ đã có mặt ở 168 phường, xã, đặc khu tại TP.HCM sau sáp nhập.

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục vụ lâu dài.

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar