20/01/2025 08:54 GMT+7

Nuôi cá sấu làm cảnh coi chừng chuốc họa vào thân

Dù cá sấu là động vật có bản năng hoang dã nguy hiểm cũng như việc nuôi cần phải đăng ký với cơ quan chức năng, thế nhưng một số người ở TP.HCM vẫn phớt lờ nuôi cá sấu không giấy tờ để làm cảnh.

Nuôi cá sấu làm cảnh coi chừng chuốc họa vào thân - Ảnh 1.

Cá sấu nuôi nhốt trong chuồng sắt tại một vườn rau ở xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn) - Ảnh: M.HÒA

Sáng 4-12-2024, một con cá sấu nặng khoảng 3kg bất ngờ xuất hiện tại vườn cây cảnh nhà người dân ở phường An Phú Đông (quận 12). Người dân đã vây bắt cá sấu này và báo cơ quan chức năng.

Ngay trong ngày, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đến tiếp nhận đưa về cứu hộ. Một cán bộ kiểm lâm cho hay khu vực trên không có cơ sở đăng ký nuôi cá sấu và nhận định có thể có khả năng ai đó nuôi cá sấu trái phép làm sổng ra ngoài.

Nuôi cá sấu làm cảnh: "Ỷ y nên bị cắn"

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tại TP.HCM ngoài những cơ sở được cơ quan chức năng cấp phép nuôi cá sấu, vẫn có một số người nuôi cá sấu không giấy tờ số lượng nhỏ lẻ để làm cảnh, điều này tiềm ẩn nhiều hiểm họa. 

Cá sấu thường được những tay chơi nuôi nhốt trong hộp nhựa, tủ kính, chuồng sắt... để làm cảnh. Bên cạnh cá sấu nhỏ, còn có người nuôi cá sấu lớn không có giấy tờ.

Vào tháng 12-2024, một con cá sấu cỡ lớn không giấy tờ được nuôi nhốt trong chuồng sắt đặt trên hố nước tại một vườn rau ở xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn). Khi có người đến gần, cá sấu này vẫn nằm im, miệng há hốc trong chuồng sắt chật chội.

Thỉnh thoảng con vật này cựa quậy, khè lên vài tiếng. Tại vườn rau, người đàn ông xưng tên N. cho biết đây là cá sấu Xiêm, không rõ giới tính, dài khoảng 1,2m, nặng ước tính khoảng 20kg. "Nó đẹp lắm, da con này đẹp không như da mấy con khác" - ông N. nói.

Ông N. cho hay cá sấu trên của một người ở nơi khác nuôi làm cảnh trong hồ kính được khoảng 3-4 năm. Do người này sửa nhà nên nói ông N. mang về. Cá sấu trên (đã cột chặt miệng và chân) được bỏ lên ô tô chuyển về vườn rau, sau đó nuôi nhốt trong chuồng sắt đã được khoảng một tháng.

Cũng theo ông N., cá sấu trên "khỏe như trâu", không có bệnh tật gì, được cho ăn thức ăn là đầu gà mỗi tuần một lần. Trước câu hỏi "cá sấu trên dữ không?" thì ông N. bảo: "Không, cá nuôi thuần từ nhỏ mà, nghĩ sao nó dữ, đâu có kiểu mình mới bắt ngoài kia về đâu". 

Ông N. giải thích thêm cá sấu trên chỉ nằm im một chỗ, chỉ trừ khi cầm cây chọc thì con vật mới hung dữ. "Con này hiền lắm, nó được nuôi từ nhỏ, nó nằm yên, anh cho ăn thì nó ăn à (!?)" - ông N. nói.

Về phần giấy tờ của con cá sấu này thì ông N. liền bảo: "Em có rành đâu, ông anh kia sửa nhà kêu em mang về, em có rành ba cái vụ cá sấu này đâu".

Còn nam thanh niên tên H. ở phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) thì nuôi cá sấu đựng trong hộp nhựa. Ngoài cá sấu nhỏ nặng khoảng 200 gram, H. còn nuôi cá sấu nặng ước chừng khoảng 2kg, chiều dài theo H. khoảng 80cm.

H. cho biết đây là cá sấu Xiêm, khỏe mạnh bình thường, mỗi tuần cho ăn thịt gà một lần. Do đây là loài nguy hiểm nên không đụng chạm vuốt ve được. "Nuôi bình thường ok lắm, nhưng mà nó dữ thôi. Không nên đụng chạm nó, chỉ ngắm và cho ăn thôi" - H. bảo.

Về nguồn gốc cá sấu, H. cho biết đều không giấy tờ, do H. mua của người khác thông qua mạng về nuôi làm cảnh. Thỉnh thoảng H. mang cá sấu ra trước nhà để phơi nắng. "Cá sấu chủ yếu mình nuôi số lượng lớn mới cần giấy tờ. Chủ yếu ngắm chơi nó đẹp thôi" - H. nói.

H. cho biết có nhiều người chơi cá sấu tại một hội nhóm trên mạng xã hội, thỉnh thoảng mang cá sấu đi "offline". Trong số những người chơi cá sấu để làm cảnh có người chơi cá sấu cỡ lớn, nặng tầm mười mấy kg đến 20kg.

H. cho rằng cá sấu có bản năng hung dữ, bản thân H. từng vài lần bị cá sấu cắn. "Em bị cắn hoài ấy mà, em chơi con bự nên nguy hiểm, em cũng ỷ y nên mới bị cắn, chứ còn con nhỏ cắn không sao" - H. nói.

Nuôi cá sấu không giấy tờ là phạm pháp

Nhận thấy việc nuôi cá sấu không giấy tờ để làm cảnh tiềm ẩn nhiều rủi ro, phóng viên báo Tuổi Trẻ đã thông tin đến Kiểm lâm TP.HCM. Kiểm lâm viên thuộc Chi cục Kiểm lâm TP.HCM phối hợp với lực lượng chức năng địa phương đến hai nơi nuôi cá sấu mà phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi nhận. Qua tuyên truyền vận động, người dân cả hai nơi đã mau chóng hợp tác, tự nguyện giao nộp cá sấu cho cơ quan kiểm lâm.

Trong đó, người thân của H. tự nguyện giao nộp hai con cá sấu cùng một con rùa nhỏ cho lực lượng chức năng. Hai con cá sấu được kiểm lâm xác định gồm một con khoảng 1,8kg và 1 con khoảng 200 gram. Còn tại khu vực vườn rau ở xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn), lực lượng chức năng đã tiếp nhận cá sấu nuôi nhốt trong chuồng sắt và xác định cá sấu trên nặng khoảng 17kg.

Cả ba con cá sấu mà kiểm lâm tiếp nhận đều là cá sấu nước ngọt (còn được gọi là cá sấu Xiêm, tên khoa học là Crocodylus siamensis), có tên trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. 

Chúng đều được đưa về trạm cứu hộ động vật hoang dã ở huyện Củ Chi để cứu hộ theo quy định. Riêng đối với con rùa nhỏ, kiểm lâm xác định đây là rùa tai đỏ, là loài sinh vật ngoại lai gây hại nên sau khi tiếp nhận sẽ tiến hành tiêu hủy theo quy định.

Một cán bộ kiểm lâm cho biết tại TP.HCM hiện có 11 cơ sở nuôi cá sấu được cấp phép, quản lý. Số lượng cá sấu nuôi tại 11 cơ sở trên tổng cộng hơn 24.000 con. 

Việc nuôi cá sấu cần tuân thủ theo các quy chuẩn về chuồng trại và được cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ.

Việc nuôi cá sấu nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung không có giấy tờ là vi phạm pháp luật. Người dân không nên tự ý nuôi cá sấu cũng như các loài động vật hoang dã vì chúng có thể tấn công gây hại cho người.

Con trai nuôi cá sấu "nhí", mẹ giao liền cho kiểm lâm

Tháng 7-2022, bà L.T.H. (ngụ huyện Hóc Môn) đã giao con cá sấu nhỏ (nặng khoảng 150 gram, dài khoảng 30cm) đựng trong tủ kính cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM.

Bà H. cho biết trước đó một ngày, con trai của bà mang về nhà một tủ kính có con cá sấu nhỏ, của một người bạn cho nuôi. Bà H. đã giao cho lực lượng chức năng. "Con của tôi đem cá sấu về có ý định nuôi, nhưng tôi không cho. Tôi thấy cá sấu là động vật nguy hiểm" - bà H. nói.

Con trai nuôi cá sấu ‘nhí’ trong tủ kính, mẹ giao liền cho kiểm lâm

TTO - Lo lắng con cá sấu nhỏ (nặng khoảng 150 gram, dài khoảng 30cm) đựng trong tủ kính mà con mang về nuôi có thể gây nguy hiểm sau này, một phụ nữ ở huyện Hóc Môn (TP.HCM) đã giao con cá sấu trên cho lực lượng kiểm lâm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy yêu cầu phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu.

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung đồn trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ tạo 'luồng xanh' vận chuyển cát, phục vụ cát xây dựng dự án vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Sáng 24-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, với nhiều ý kiến thống nhất về sự cần thiết ban hành luật.

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Định, 1.011 cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai có nhu cầu thuê nhà ở công vụ khi chuyển trung tâm chính trị - hành chính về tỉnh mới.

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar