31/03/2015 06:35 GMT+7

Nước TP.HCM sẽ ô nhiễm nếu tiếp tục lấn sông Đồng Nai?

VÕ HƯƠNG - TRÀ MY - BẢO BÌNH
VÕ HƯƠNG - TRÀ MY - BẢO BÌNH

TTO - Hiện nay nguồn nước chính của Nhà máy nước Thủ Đức (TP.HCM) lấy nước từ sông Đồng Nai qua trạm bơm Hóa An. Người dân TP.HCM lo lắng về nguồn nước chính của mình...

TS Vũ Ngọc Long và TS Lê Xuân Thuyên khảo sát đo đạc địa chất của đáy sông Đồng Nai trong vùng dự án. 

Sông Đồng Nai không chỉ của Đồng Nai, nhiều bạn đọc yêu mến sông Đồng Nai đã nói như thế. Dự án lấn sông Đồng Nai nếu vẫn được thực hiện sẽ gây nên những tác động gì đối với người dân Đồng Nai và các khu vực lân cận?

Bài học từ việc lấn sông ở các nước là gì? Các chuyên gia đã lên tiếng với TTO.

Tại sao dự án lấn sông lại gọi là cải tạo cảnh quan...?

Đó là ý kiến của TS Vũ Ngọc Long, viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, về dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai quy mô 8,4ha” đang gây xôn xao dư luận thời gian gần đây.

“Cái tên của dự án và bản chất của dự án là không phù hợp” - TS Vũ Ngọc Long đưa ra đánh giá sau khi khảo sát hiện trường trong ba ngày 27-3 đến 29-3.

Theo TS Long phân tích: trong 84.042m2 dự định tiến hành dự án thì có đến 77.217m2 mặt nước sông. Rõ ràng dự án này đã vi phạm đến đất ngập nước ven sông.

“Nói một cách thẳng thắn, đây là dự án lấn sông, phát triển đô thị theo hình thức lấn sông” - TS Vũ Ngọc Long nói.

>> TS Vũ Ngọc Long

“Điều đáng lo ngại là việc đổ đất đá xuống lòng sông. Việc đổ đất đá sẽ chiếm đi hệ sinh thái sống rộng lớn của sông Đồng Nai. Để có được bề mặt 77.217m2 thì lượng đất đá đổ xuống lòng sông là rất lớn” - TS Vũ Ngọc Long phân tích thêm.

>> TS Vũ Ngọc Long

Theo TS Vũ Ngọc Long, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án chưa hình dung được tác động đến hệ sinh thái và sự thay đổi của lòng sông, đáy sông. “Những tác động này là rất lớn” - TS Vũ Ngọc Long chia sẻ.

>> TS Vũ Ngọc Long

Nhà nghiên cứu Phạm Văn Miên lấy mẫu nước trên sông Đồng Nai để xem xét chất lượng sau khi có dự án lấn sông - Ảnh: S.Định
Ngày 27-3, lãnh đạo Bộ TN-MT khẳng định chưa lần nào nhận được thông tin chính thức hay văn bản xin ý kiến tham vấn của tỉnh Đồng Nai về dự án lấn sông Đồng Nai.

Ô nhiễm nguồn nước uống?

TS Vũ Ngọc Long cho rằng nếu vẫn tiếp tục dự án này, những tác động có thể không chỉ ảnh hưởng đến người dân Đồng Nai mà cả người dân ở các vùng lân cận.

Những tác động cụ thể có thể kể đến như sau: thay đổi dòng chảy lớn, thay đổi cấu trúc lòng sông và tác động mạnh đến khu dân cư cù lao phố…

>> TS Vũ Ngọc Long

“Dự án này nếu tiến hành sẽ làm hẹp đáy sông, điều này sẽ làm giảm lực đẩy nước từ thượng nguồn xuống vùng hạ lưu, nhất là vào mùa khô và làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn từ dưới lên. Như vậy, nước cả khu vực Biên Hòa và TP.HCM đều bị ô nhiễm” - TS Vũ Ngọc Long kết luận.

>> TS Vũ Ngọc Long

TS Vũ Ngọc Long còn cho biết thêm nếu có những trận lũ bất thường thì có nguy cơ sẽ xảy ra “lũ quét” ngay tại khu vực tiến hành dự án vì dự án sẽ giống như một lực cản ngầm rất lớn trên đường thoát lũ.

“Những nhà ven sông ở khu vực bờ bên kia cũng đối diện với nguy cơ bị xoáy sâu ở nền đáy và tạo ra những hàm ếch, những vết nứt từ bên trong mà không ai biết” - TS Vũ Ngọc Long nhấn mạnh.

>> TS Vũ Ngọc Long

TS Đào Trọng Tứ (Mạng lưới sông ngòi Việt Nam) cho rằng dự án phát triển và chỉnh trang đô thị bên sông ở sông Đồng Nai là việc rất quan trọng, tuy nhiên nếu chỉnh trang đô thị thì người ta không làm giống như cách làm hiện nay đang diễn ra ở Đồng Nai.

Về góc độ pháp lý của dự án này, TS Đào Trọng Tứ cho rằng: “Luật nước, Luật đê điều, Luật phòng chống thiên tai… đều có liên quan đến vấn đề nước ở các dòng sông, tất cả đều phải tuân thủ, không được can thiệp, lấn chiếm, xây dựng các công trình trên sông…”.

 >>TS Đào Trọng Tứ

Theo ông Tứ, nếu dự án đầu tiên được chấp thuận và sau đó nhiều đơn vị khác cũng làm thì sông sẽ không thể giữ được hiện trạng vốn có và rất nhiều tác động xấu sẽ xảy ra.

>>TS Đào Trọng Tứ

Khu vực dự án lấn sông Đồng Nai - Ảnh tư liệu

Đã có bài học từ các nước - PGS.TS Lê Anh Tuấn, viện phó Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu, ĐH Cần Thơ, nói. Ông Tuấn chia sẻ những câu chuyện về việc thay đổi và thu hẹp dòng chảy đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cư dân nhiều quốc gia trên thế giới.

Thiên nhiên sẽ "phản pháo"

Đơn cử như Thái Lan có con sông Chaopraya từ phía đông bắc đổ về Bangkok, họ cũng từng lấn sông để xây dụng cao ốc, nhà hàng, khách sạn... và cho rằng mình có thể kiểm soát được dòng sông vì tác động không lớn.

Cho đến năm 2011, một trận mưa bất thường đã xảy ra và hậu quả là hai đập thủy điện ở phía đầu dòng sông phải mở ra để xả lũ, Bangkok phải gánh chịu một trận lũ lớn trong lịch sử với thiệt hại lên đến 6 tỉ USD.

>> PGS.TS Lê Tuấn

Ông Tuấn cũng chia sẻ thêm những tác hại tương tự xảy ra cho Hàn Quốc, Mỹ và Hà Lan khi họ cũng cho rằng có thể sử dụng hệ thống dòng chảy cống ngầm thay cho dòng chảy các con sông, rồi từ đó lấp sông làm cao ốc, trung tâm thương mai, siêu thị..

Nhưng thực tế sự bất thường của thiên nhiên là quá lớn, các vấn đề lũ lụt ngày càng trầm trọng hơn và cuối cùng họ phải chi hàng chục tỉ USD đề hoàn thiện lại các dòng sông

>> PGS.TS Lê Tuấn

>> PGS.TS Lê Tuấn

Việc san lấp lòng sông còn gây ra những biến chuyển tiêu cực về dòng chảy, xói lở nhiều nơi khác và cả các vấn đề phong thủy…

>> PGS.TS Lê Tuấn

Ông Tuấn khẳng định đó là những bài học kinh nghiệm quý giá các nước khác đã trải qua và chúng ta cần tránh vì lợi bất cập hại.

Và rõ ràng khi thiên nhiên tác động ngược trở lại thì con người là nhân tố đầu tiên hứng chịu hậu quả.

Sông Đồng Nai là lưu vực sông có tầm quan trọng rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh của 11 tỉnh - Ảnh: Tuổi Trẻ
VÕ HƯƠNG - TRÀ MY - BẢO BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1 năm vẫn chưa trục vớt tàu kéo bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Hơn một năm trước, tàu kéo sà lan chở đá từ đất liền ra Lý Sơn bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích. Công an đã khởi tố vụ án, nhưng đến nay tàu kéo vẫn chưa được trục vớt để điều tra.

Hơn 1 năm vẫn chưa trục vớt tàu kéo bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Hiện trường vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu

Liên quan đến vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) làm 5 người mất tích, sáng 17-5 lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân.

Hiện trường vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu

Kon Tum chuyển đổi 96 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội

96 căn hộ tái định cư dự án giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh đi quốc lộ 24 được tỉnh Kon Tum chuyển đổi sang nhà ở xã hội để cho thuê.

Kon Tum chuyển đổi 96 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội

Đề xuất bổ sung 44.000 tỉ đồng chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau tinh gọn bộ máy

Việc bổ sung 44.000 tỉ đồng chi trả chế độ cho cán bộ, công chức sau tinh gọn bộ máy dự kiến được Quốc hội bàn và thông qua nghị quyết trong sáng nay 17-5.

Đề xuất bổ sung 44.000 tỉ đồng chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau tinh gọn bộ máy

Sức khỏe 4 người bị thương trong vụ sạt lở ở thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu đã ổn định

Sau khi được cấp cứu, sức khỏe 4 người bị thương trong vụ sạt lở ở thủy điện Tả Páo Hồ 1A (xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đã tạm ổn định.

Sức khỏe 4 người bị thương trong vụ sạt lở ở thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu đã ổn định

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Ngày 16-5-1955, tròn 70 năm trước, biển trời Quy Nhơn xanh ngắt đưa chân con tàu cuối cùng rẽ sóng tiễn những người con thân yêu của Liên khu V lên đường tập kết ra Bắc.

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar