18/07/2017 09:42 GMT+7

Nước sạch về buôn làng

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - A Riêng B là một buôn nhỏ nằm sát bên quốc lộ 14 đoạn qua xã Ea Răl, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. Gần 15 năm kể từ ngày lập làng, câu chuyện thiếu nước sạch vẫn ám ảnh người dân nơi đây.

Lực lượng thanh niên tình nguyện đào đường mương lắp đặt ống dẫn nước sạch tại buôn A Riêng B - Ảnh: THÁI BÁ DŨNG

Buôn mình nằm ở trên nền đất cao nên để đào được giếng vất vả lắm. Muốn giếng có nước phải đào sâu tới 30-40m, huy động nhiều người đào hàng tháng trời".

Ông Y DUYÊN (người dân buôn A Riêng B)

“Mùa khô xuống làm cây cà phê cũng úa vàng. Nước hiếm quá, người làng chúng tôi phải đi mua ở ngoài về xài nhưng mua cũng không được nhiều. Nay chúng tôi được tặng công trình nước sạch có công suất lớn nên bà con phấn khởi lắm” - Y Nhớ Adrơng, trưởng buôn A Riêng B, nói khi nhìn chiếc máy khoan của đơn vị thi công khoan từng mét cuối cùng chuẩn bị cho ngày khánh thành công trình nước sạch của báo Tuổi Trẻ và nhãn hàng Comfort 1 lần xả (thuộc Công ty Unilever VN) tặng buôn làng.

Nước mát về tận gia đình

Những ngày giữa tháng 7 này, buôn A Riêng B của 86 hộ đồng bào Ê Đê khấp khởi đón chờ ngày công trình nước sạch tuôn chảy dòng nước mát về tận các hộ gia đình. Mùa này cây cà phê đã vào quả, việc nương rẫy đã xong nên hầu như người làng ở nhà nghỉ ngơi. Những người khỏe mạnh đã tập trung ra tuyến đường lớn đi qua làng để hỗ trợ thanh niên tình nguyện đào rãnh đặt ống nước, phát quang bờ cỏ để chuẩn bị cho ngày khánh thành.

Từ ngày khởi công công trình nước sạch vào đầu tháng 7 đến nay, buôn trưởng Y Nhớ gần như không lúc nào được nghỉ ngơi. Vị buôn trưởng trẻ này đêm thì đến từng nhà vận động bà con chuẩn bị tiền mua các vật dụng chứa nước sạch, ngày thì túc trực ở giàn khoan nơi đơn vị thi công đang khoan đá để kéo giọt nước quý giá lên từ lòng đất.

Y Nhớ chia sẻ: “Năm 2002, người Ê Đê tách làng về nơi ở mới, hầu hết là các hộ gia đình trẻ. 15 năm từ lúc đó đến nay làng chúng mình phải sống trong cảnh thiếu nước sạch thường xuyên. Cái ăn no bụng hằng ngày thiếu còn khắc phục được, nhưng thiếu nước sạch để dùng thì vất vả lắm, bà con phải đi mua từng thùng về xài, vừa tốn kém vừa không thoải mái”.

Y Nhớ nói rằng buôn A Riêng B có 86 hộ nhưng chỉ có 22 giếng nước. Nghĩa là bình quân bốn hộ gia đình xài chung một giếng nước. Truyền thống của người Ê Đê là uống nước từ giọt nước tinh khiết chảy ra từ gốc cây, khe núi đầu nguồn. Nhưng hiện nay do rừng bị phá mất dần, mực nước ngầm tụt sâu và ô nhiễm nặng nên nhiều nơi hầu như đã mất hẳn cách thức lấy nước gắn liền với môi trường tự nhiên này.

“Giờ muốn có nước sạch thì phải khoan xuống lòng đất. Nhưng giá mỗi giếng khoan để có nước cũng phải 40 - 50 triệu đồng, rồi phải mua máy bơm, bể chứa... Vì không ai có đủ tiền nên để có nước xài thì nhiều người góp công cùng nhau đào chung một cái giếng. Mùa mưa nước nhiều nhưng tới mùa kiệt thì phải chắt lọc từng giọt, khi giếng đã trơ đáy thì người làng phải ra các nơi xa mua từng thùng nước về để dùng. Cơ cực vô cùng” - ông Y Duyên, chủ hộ có giếng nước ở buôn A Riêng B, nói.

Chung tay “giải cơn khát”

Trước khó khăn của người dân A Riêng B, tháng 7-2017, từ đề xuất của Tỉnh đoàn Đắk Lắk và thông qua tài trợ của nhãn hàng Comfort 1 lần xả (thuộc chương trình “Nước cho vùng hạn, mặn” do báo Tuổi Trẻ phát động), một công trình nước sạch dự kiến “giải cơn khát” triền miên cho người dân A Riêng B đã bắt đầu được thực hiện.

Để thực hiện công trình nước sạch này, một khoảnh đất bên nhà văn hóa cộng đồng của buôn được chọn làm giếng khoan. Người làng A Riêng B tự nguyện dọn đất để đơn vị thi công đào luồn đường ống dẫn nước.

Anh Lê Thanh Tùng, bí thư Đoàn xã Ea Răl, cho biết hiểu được sự mong đợi của người dân nên từ đầu tháng 7 lực lượng thanh niên tình nguyện của các đơn vị gồm Trường CĐ nghề Đắk Lắk, CĐ Sư phạm Đắk Lắk và các đơn vị quân đội đã xuống tận buôn cùng bà con đào đất lắp đặt đường ống.

Chị H’Mái Adrơng, bí thư Đoàn thanh niên buôn A Riêng B, cũng nói toàn bộ 14 đoàn viên thanh niên trong buôn được huy động đóng góp ngày công, hỗ trợ đơn vị thi công làm các công việc phụ trợ để đẩy nhanh tiến độ công trình.

Buôn trưởng Y Nhớ cho biết hiện nay buôn đã nhóm họp người dân và lấy ý kiến thống nhất việc bảo quản, sử dụng để công trình nước sạch được tặng này phát huy hết hiệu quả.

“Chúng tôi đã thống nhất với dân là mỗi gia đình sẽ tự lắp một đồng hồ nước và đóng tiền điện, tiền bảo trì theo lượng nước mà các hộ sử dụng hằng tháng. Số tiền thu được sẽ được buôn duy tu, trả tiền điện bơm nước lên từ giếng khoan. Trong buôn cũng sẽ có một quy định để mỗi người có ý thức giữ gìn, bảo quản và sử dụng món quà thiết thực này” - Y Nhớ nói.

Công trình nước sạch 163 triệu đồng

Anh Phạm Trọng Phát - trưởng ban đoàn kết tập hợp thanh niên Tỉnh đoàn Đắk Lắk - cho biết công trình nước sạch tại buôn A Riêng B có tổng mức đầu tư 163 triệu đồng. Công trình gồm giếng khoan sâu 120m, một bồn chứa 10m3 nước đặt trên kệ bêtông cao 3m để tăng áp lực và hệ thống đường ống dẫn về các cụm dân cư có chiều dài 1.100m.

THÁI BÁ DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường sắt giao cắt đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, QL13 gây kẹt triền miên, cần giải pháp gì?

Bạn đọc phản ánh, tình trạng kẹt xe khi tàu hỏa đi qua các điểm giao với đường bộ ở TP.HCM ngày càng nhiều, đặc biệt tại các tuyến như Nguyễn Kiệm, Hoàng Văn Thụ, quốc lộ 13... vào giờ cao điểm.

Đường sắt giao cắt đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, QL13 gây kẹt triền miên, cần giải pháp gì?

Vụ thu hồi đất 15 năm chưa đền bù: Thị xã Hoài Nhơn bác khiếu nại của dân

Thị xã Hoài Nhơn không công nhận nội dung khiếu nại của bà Lê Thị Lan, về việc cưỡng chế thu hồi đất tại khu đất trang trại của bà ở thôn Lộ Diêu.

Vụ thu hồi đất 15 năm chưa đền bù: Thị xã Hoài Nhơn bác khiếu nại của dân

Địa chỉ, số điện thoại Trung tâm hành chính công 96 xã, phường tỉnh Tây Ninh mới

Sau hợp nhất giữa tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh mới sẽ có 96 xã, phường. Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh mới sẽ có 2 cơ sở tại TP Tân An và TP Tây Ninh hiện nay.

Địa chỉ, số điện thoại Trung tâm hành chính công 96 xã, phường tỉnh Tây Ninh mới

Vụ 'Đường vào công ty bỗng dưng bị hạ tải': Đồng ý cho doanh nghiệp tự bỏ tiền sửa đường để nâng tải

Một thời gian dài gặp khó khăn vì đường dẫn vào công ty cấm xe đầu kéo container như trước, Công ty TNHH SD đã được cho phép tự bỏ tiền sửa chữa.

Vụ 'Đường vào công ty bỗng dưng bị hạ tải': Đồng ý cho doanh nghiệp tự bỏ tiền sửa đường để nâng tải

Tăng lương tối thiểu vùng bao nhiêu hợp lý?

Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra phương án tăng lương tối thiểu vùng vào đầu năm 2026 từ 6,5 - 7% nhưng các bên liên quan còn ý kiến khác nhau trong phiên họp thứ nhất của hội đồng.

Tăng lương tối thiểu vùng bao nhiêu hợp lý?

Từ 1-7, mức giảm trừ khi đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào?

Từ 1-7, khi đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, các thành viên cùng tham gia sẽ được giảm trừ theo số người tham gia.

Từ 1-7, mức giảm trừ khi đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar