01/12/2018 19:38 GMT+7

Nước ngoài dạy học sinh dùng smartphone, iPad ra sao?

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Trong lúc vẫn còn những tranh cãi về việc nên hay không nên cho học sinh mang điện thoại, máy tính bảng vào trường, nhiều nơi trên thế giới đã có luật về vấn đề này.

Nước ngoài dạy học sinh dùng smartphone, iPad ra sao? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: GETTY IMAGES

Tại Mỹ, theo báo New York Times, Maryland là bang đầu tiên thông qua luật nhằm giải quyết những lo lắng của phụ huynh về việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng trong trường học.

Quy định thời gian sử dụng hoặc cấm luôn

Luật được thông qua từ tháng 4 năm nay và chính thức có hiệu lực từ giữa năm sau. Hiện bang yêu cầu ngành giáo dục phải xây dựng các quy định sử dụng an toàn và tối ưu các thiết bị điện tử kỹ thuật số trong trường.

Trong khi chờ những điều khoản chung của toàn bang, một số trường đã có những chính sách riêng. Hệ thống trường công ở hạt Baltimore quy định việc sử dụng máy tính của học sinh trung học không được nhiều hơn một nửa thời gian học trong những ngày đi học.

Cùng với đó, các học sinh cũng được yêu cầu phải tạm nghỉ các công việc với máy tính mỗi 20 phút một lần và không sử dụng máy tính trong giờ giải lao.

Quản lý cứng rắn hơn, Pháp ra quy định "cấm tiệt" smartphone và máy tính bảng trong các trường để tránh việc học sinh bị phân tâm vì các thiết bị có khả năng kết nối mạng Internet.

Theo báo The Sun, từ tháng 7 năm nay, quốc hội Pháp đã thông qua luật cấm sử dụng smartphone, máy tính bảng trong trường học. Việc cấm này không chỉ trong giờ học mà còn cả trong giờ giải lao, không chỉ cấm trong lớp học, mà cấm cả ở khu vực hành lang, sân chơi hoặc trong giờ ăn trưa.

Lệnh cấm này cũng áp dụng cả với đồng hồ thông minh (smartwatch) và các thiết bị điện tử kết nối khác. Theo đó học sinh hoặc sẽ phải tắt các thiết bị, hoặc phải để chúng ở nhà. Luật này áp dụng với tất cả các học sinh trong độ tuổi từ 3-15.

Tuy nhiên tại các trường trung học, việc sử dụng thiết bị điện tử của học sinh sẽ tùy theo quy định của mỗi trường. Luật này cũng có những ngoại lệ liên quan tới việc sử dụng thiết bị điện tử trong bài học, là bài tập về nhà hay hỗ trợ các học sinh khuyết tật.

Nước ngoài dạy học sinh dùng smartphone, iPad ra sao? - Ảnh 2.

Ảnh: ALAMY

Dùng để học vẫn lo

Cho tới nay những lo ngại về sức khỏe liên quan tới việc sử dụng đồ điện tử của trẻ em chủ yếu tập trung vào các vấn đề giải trí. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra những trẻ tiếp xúc quá nhiều với Internet hoặc chơi game thường xuyên có thể bị ám ảnh với các hoạt động online tới mức xa lánh những hoạt động và các mối quan hệ trong đời sống thực.

Ý thức được những nguy cơ này, một nhóm cổ đông của Hãng Apple thời gian qua đã gửi thư tới công ty cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn trong việc lạm dụng iPhone, iPad, đồng thời yêu cầu Apple phát triển các công cụ giúp phụ huynh quản lý con cái tốt hơn khi sử dụng các thiết bị này.

Nhiều chuyên gia nhi khoa cũng cảnh báo việc sử dụng quá nhiều thiết bị kỹ thuật số trên lớp cũng như khi làm bài tập về nhà có thể gây ra những hệ lụy về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của học sinh như các vấn đề về thị lực, ngủ không sâu và "nghiện" thiết bị.

Các chuyên gia lưu ý một số ứng dụng học tập trên lớp đã sử dụng các cách tưởng thưởng người học hệt như trong những trò video game để thu hút và kích thích người học, từ đó khiến nhiều học sinh mải mê với thiết bị tới mức không thể rời ra được.

"Điều lo ngại là nhiều chương trình học sinh đang sử dụng ở trường là những trò giải trí và được "game hóa" - tiến sĩ Scott Krugman, chuyên gia nhi khoa tại hạt Baltimore, chia sẻ - Chúng tôi cảm thấy đây là những thứ cần phải được theo dõi và giám sát".

Dù vậy cũng có những chuyên gia như tiến sĩ David L. Hill ở Wilmington, New York, lại cho rằng các ứng dụng học toán được thiết kế giống như trò video game sẽ mang lại lợi ích cho người học, ngay cả khi có thể chúng gây ra một số thói quen không tốt lắm với những đứa trẻ.

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, cha mẹ, thầy cô có nên kiểm soát con xài smartphone, iPad?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

TTO - 'Tiết chào cờ trường em có các buổi sinh hoạt về nhiều vấn đề nhưng chưa bao giờ định hướng, nhắc nhở học sinh đừng lạm dụng martphone hay iPad'.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar