05/04/2024 08:20 GMT+7

Nước máy phập phù, nhiều hộ dân ở Biên Hòa chật vật giữa nắng nóng

Nước máy tuột áp, phập phù lúc có lúc không khiến hàng chục hộ dân ở Đồng Nai hết sức khổ sở, nhất là giữa lúc tiết trời oi bức mùa nắng nóng.

Người dân khu phố 7A, phường Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai hứng từng giọt nước máy phục vụ sinh hoạt hằng ngày - Ảnh: A LỘC

Người dân khu phố 7A, phường Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai hứng từng giọt nước máy phục vụ sinh hoạt hằng ngày - Ảnh: A LỘC

Tình trạng thiếu hụt nước máy xảy ra từ nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa được giải quyết khiến cuộc sống người dân đảo lộn.

Thức đêm chờ hứng nước máy

Anh Nguyễn Văn Tý (42 tuổi, ngụ tổ 17, khu phố 7A) cho biết khoảng tháng 8-2023, hệ thống nước máy bàn giao đơn vị quản lý, từ Hợp tác xã An Hòa qua Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai (Dowaco).

Thời điểm đầu chuyển giao, nước máy chảy yếu hơn trước nhưng vẫn đảm bảo sinh hoạt.

Tuy nhiên, từ sát Tết và sau Tết Nguyên đán trở lại đây, tình trạng thiếu nước xảy ra liên tục. Ban ngày gần như không có nước máy, nhất là các giờ cao điểm (16-17h chiều mỗi ngày).

Theo anh Tý, không chỉ gia đình anh mà hàng chục hộ dân ở khu phố 7A cũng rơi vào tình trạng tương tự. 

Thiếu nước sạch khiến sinh hoạt thường ngày của các hộ dân bị đảo lộn. Đặc biệt giữa tiết trời oi bức của mùa khô, cuộc sống người dân càng thêm chật vật.

Các gia đình phân công nhau canh chờ lúc có nước, hứng vào xô, chậu, thùng nhựa để sử dụng cho sinh hoạt gia đình - Ảnh: A LỘC

Các gia đình phân công nhau canh chờ lúc có nước, hứng vào xô, chậu, thùng nhựa để sử dụng cho sinh hoạt gia đình - Ảnh: A LỘC

"Đi làm cả ngày về đã mệt mỏi mà còn không có nước tắm, quần áo không giặt được, chén đũa vứt đống... Nhiều khi phải mang đồ đi tắm nhờ rất bất tiện", anh Tý bức xúc nói, tay chỉ vào đống đồ còn nguyên trong máy chưa giặt được.

Để có nước sinh hoạt, các thành viên trong mỗi gia đình chia nhau canh hứng nước, nhiều khi đến đêm khuya, thậm chí 2-3h sáng. 

Thế nhưng lượng nước chỉ đủ lắp đầy các thau, thùng đựng nước bên dưới. Còn để bơm nước vào bồn trên cao, người dân phải đầu tư thêm một máy bơm nước "tăng bo" lên.

"Nước chảy rất yếu, muốn bơm nước lên bồn trữ để dùng thì phải đầu tư thêm máy bơm trị giá khoảng 1,5 triệu đồng. Không chỉ vậy, đêm chúng tôi còn phải chia người canh, chờ lúc có nước mới bơm được, vừa tốn tiền vừa tốn thời gian", anh Nguyễn Duy Trường, người dân khu phố 7A, cho hay.

Thiếu nước khiến cuộc sống của hàng chục hộ dân bị đảo lộn, chật vật giữa tiết trời oi bức của mùa khô. Trong ảnh: anh Nguyễn Duy Trường bất lực nhìn nước máy nhỏ giọt rồi ngừng hẳn - Ảnh: A LỘC

Thiếu nước khiến cuộc sống của hàng chục hộ dân bị đảo lộn, chật vật giữa tiết trời oi bức của mùa khô. Trong ảnh: anh Nguyễn Duy Trường bất lực nhìn nước máy nhỏ giọt rồi ngừng hẳn - Ảnh: A LỘC

Cải tạo tuyến ống cấp nước trong quý 2

Cũng theo anh Trường, tình trạng hụt nước đã xảy ra nhiều tháng nay, các hộ dân đã nhiều lần báo vào đường dây nóng của công ty cấp nước, khu phố và chính quyền địa phương.

Sau đó, nhân viên công ty cấp nước đã đến đo lượng nước, nói sẽ báo cáo các bộ phận chờ xử lý. Song đến nay tình trạng nước máy phập phù lúc có lúc không vẫn tiếp diễn. 

"Nước là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, mong công ty có giải pháp sớm nhất để giải quyết cho người dân chúng tôi", anh Trường bộc bạch.

Do nước máy tuột áp, người dân phải bỏ tiền mua thêm máy bơm để tăng bo nước lên bồn chứa trên cao - Ảnh: A LỘC

Do nước máy tuột áp, người dân phải bỏ tiền mua thêm máy bơm để tăng bo nước lên bồn chứa trên cao - Ảnh: A LỘC

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Dowaco cho hay khu vực khu phố 7A, phường Long Bình thuộc vùng cấp nước của Hợp tác xã An Hòa quản lý. Hiện nay công ty đã làm các thủ tục bàn giao, dự kiến trong năm 2024 sẽ hoàn thành.

"Theo chỉ đạo của UBND TP Biên Hòa, công ty tiến hành khảo sát để cải tạo, chống thất thoát và có kế hoạch đầu tư các tuyến ống của khu vực này. Dự kiến cuối quý 2-2024 sẽ thực hiện kế hoạch cải tạo chung cho Hợp tác xã An Hòa với kinh phí khoảng 17 tỉ đồng. Riêng khu phố 7A khoảng 2 tỉ đồng", vị đại diện này nói.

Giải thích lý do việc chuyển giao kéo dài nhiều tháng nay chưa xong, vị đại diện Dowaco cho hay việc định giá tài sản của hợp tác xã phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Trong khi đó, hồ sơ pháp lý của hợp tác xã chưa cung cấp đủ cho công ty.

Miền Tây chật vật thiếu nước sinh hoạt

Ở nhiều tỉnh tại ĐBSCL đang xảy ra thiếu nước sinh hoạt giữa mùa nóng và hạn mặn, bà con phải đi lấy từng can nước ngọt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là hai 'tư lệnh' ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar