06/10/2017 14:54 GMT+7

Nước mắt có thể tạo ra... điện

ĐỒNG LỘC
ĐỒNG LỘC

TTO - Một nhóm khoa học gia của Viện nghiên cứu Bernal thuộc Trường đại học Limerick, Ireland đã phát hiện ra rằng nước mắt có thể tạo ra dòng điện.

Nước mắt có thể tạo ra... điện - Ảnh 1.

Lysozyme có trong nước mắt có thể sinh ra điện - Ảnh: TrueMedia

Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi đặt các tinh thể của protein lysozyme dưới áp lực, chúng sẽ sản sinh ra điện. 

Phát hiện này sẽ mở đường cho hàng loạt nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực điện tử mềm cho các thiết bị y sinh trong tương lai.

Lysozyme có rất nhiều trong lòng trắng trứng, cũng như trong nước mắt, nước bọt và sữa của các động vật hữu nhũ.

Khi một số loại vật chất, như tinh thể thạch anh, bị đè ép, chúng có một thuộc tính độc đáo là sẽ chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện năng và ngược lại. 

Thuộc tính này được gọi là khả năng áp điện (piezoelectricity). Một số loại vật chất khác như xương, gân, gỗ cũng có được thuộc tính này.

Khả năng áp điện hiện được sử dụng rất rộng rãi trong công nghệ, từ sản xuất các bộ cộng hưởng và tạo rung cho điện thoại di động, cho đến máy thu phát thùy âm (sonar) dùng để thám hiểm biển khơi, cũng như kỹ thuật chẩn đoán siêu âm trong y khoa.

Nước mắt có thể tạo ra... điện - Ảnh 3.

Phát hiện mới này được nói là sẽ mở đường cho hàng loạt ứng dụng khác - Ảnh: TrueMedia

Theo các nhà khoa học, phát hiện mới của Viện nghiên cứu Bernal sẽ mở đường cho hàng loạt ứng dụng trong lĩnh vực điện tử mềm (flexible electronics) cho các thiết bị kỹ thuật y sinh, ví dụ như dùng lysozyme như một cái bơm góp nhặt năng lượng hoạt động từ môi trường xung quanh nó, để sản xuất các loại thuốc có thời lượng giải phóng hoạt chất theo ấn định trước một cách hiệu quả hơn so với kỹ thuật đang áp dụng hiện thời.

Ưu thế của việc sử dụng lysozyme so với các loại vật chất khác là nó hoàn toàn không độc hại và có tính tương thích sinh học cao nên có thể thay thế các vật chất độc hại như chì trong sản xuất các thiết bị thu góp năng lượng. 

Do vậy, có thể ứng dụng vào lĩnh vực điện hóa (electroactive), chế tạo lớp phủ kháng khuẩn cho các thiết bị cấy ghép trong cơ thể. Hơn thế nữa, lysozyme rất dễ khai thác từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên.

Trước đây, dù từ năm 1965 khoa học đã biết về kết cấu tinh thể của protein lysozyme nhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về khả năng áp điện của protein này.

Với khả năng sản sinh điện rất đáng kể của nó, đây là một phát kiến có tầm quan trọng tương đương với việc phát hiện ra khả năng áp điện của tinh thể thạch anh trước kia. 

ĐỒNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar