24/08/2022 15:52 GMT+7

Nước lũ tràn đồng, người dân vùng biên tất bật đánh bắt cá

Bài, ảnh: BỬU ĐẤU
Bài, ảnh: BỬU ĐẤU

TTO - Ngày 24-8, Tuổi Trẻ Online đã đi dọc theo tuyến đường 955A ven kênh Vĩnh Tế, trên cánh đồng ruộng lúa giáp biên giới Campuchia thuộc xã Vĩnh Tế và phường Núi Sam, TP Châu Đốc đã có nước lũ tràn ngập khắp cánh đồng. Người dân đặt dớn dày đặc.

Nước lũ tràn đồng, người dân vùng biên tất bật đánh bắt cá - Ảnh 1.

Khi nước lũ đã tràn ngập cánh đồng đoạn phường Núi Sam, TP Châu Đốc, An Giang thì cũng là lúc người dân ồ ạt đặt dớn bắt cá

Theo ghi nhận, dù hiện nay nước lũ tràn bờ, một số nơi ngập trắng cả cánh đồng giáp biên giới Campuchia, người dân vùng biên giới đã tranh thủ đặt dớn dày đặc khắp cả cánh đồng.

Vừa đi đổ dớn về tới nhà, ông Trần Văn Nhuận (71 tuổi, ngụ phường Núi Sam) đã xắn tay cùng với các con, cháu tranh thủ đổ cá linh ra các dụng cụ chứa cá để chuẩn bị cho kịp chợ trưa. Ông Nhuận cho hay, ông và các con đi đặt 5 cái dớn trên cánh đồng giáp Campuchia. Hôm nay 24-8 là lần đầu tiên ông đổ dớn được hơn 30kg cá linh non các loại. Tuy nhiên, giá cá linh hiện nay chỉ còn dao động 80.000 - 100.000 đồng/kg (loại chưa làm - PV).

"Hôm nay là ngày đầu tiên tôi và các con đổ dớn trúng nhiều cá như vậy. Toàn là cá linh non đủ loại nên tôi kêu mấy đứa con tranh thủ phân loại lớn, nhỏ để riêng rồi bán cho bạn hàng cá. Giá cá hiện nay đã giảm rồi. Ngoài chợ bán trên 200.000 đồng/kg là do họ làm cá sẵn thôi. Theo tôi, năm nay nước lũ lớn hơn so với năm 2021, dù nước có lên trễ hơn so với cùng kỳ", ông Nhuận vui vẻ nói.

Cận cảnh cả chục ký cá linh non do ông Nhuận và con trai vừa đi đổ dớn về - Video: BỬU ĐẤU

Theo bản tin dự báo khí tượng thủy văn tỉnh An Giang lúc 11h ngày 24-8, mực nước sông Tiền tại Tân Châu ngày 23-8 là 2,24m, tăng 0,41m so với cùng kỳ và dự báo trong ngày 24-8, mực nước sẽ lên 2,39m. Còn trên sông Hậu tại Châu Đốc, mực nước là 1,96m, tăng 0,08m. Dự báo trong ngày 24-8, mực nước dâng lên 2,1m.

Ông Lưu Văn Ninh - giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang - cho biết trong nửa đầu tháng 8-2022, do ảnh hưởng lũ sông Mekong về kết hợp kỳ triều cường rằm tháng bảy (âm lịch) nên mực nước trên sông Tiền, sông Hậu lên nhanh và cao nhất trong đợt này (từ ngày 13 đến 14-8), ở mức cao hơn so với cùng kỳ 2021 từ 0,5 - 1m.

Khu vực nội đồng tứ giác Long Xuyên, do thủy triều dâng cao kết hợp lượng mưa lớn nội vùng, mực nước trên các kênh, rạch lên dần và ở mức cao hơn so với cùng kỳ 2021 từ 0,2 - 0,4m. Vùng hạ lưu trên sông Hậu tại Long Xuyên, mực nước cao nhất đạt mức 2,25m, trên báo động II (BĐII) 0,05m; trên rạch Ông Chưởng tại Chợ Mới, mực nước cao nhất đạt mức 2,29m, dưới BĐII 0,21m.

Nước lũ tràn đồng, người dân vùng biên tất bật đánh bắt cá - Ảnh 3.

Ông Trần Văn Nhuận đang đổ cá từ xuồng sang đồ đựng cá

Dự báo đầu tháng 9-2022, lượng mưa trên lưu vực gia tăng, mực nước tại các trạm trên dòng chính sông Mekong sẽ lên lại. Từ tháng 9 đến tháng 11-2022, tổng lượng dòng chảy sông Mekong về đầu nguồn sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc có khả năng ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5-10%.

"Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long, đỉnh lũ năm trên sông Hậu tại Khánh An, Châu Đốc và trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng ở mức xấp xỉ và trên BĐI từ 0,1 - 0,3m. Thời gian xuất hiện vào khoảng giữa tháng 10. Khu vực nội đồng tứ giác Long Xuyên, đỉnh lũ năm có khả năng ở mức xấp xỉ và trên BĐI từ 0,1 - 0,3m. Thời gian xuất hiện trong nửa cuối tháng 10", ông Ninh thông tin.

Sau đây là một số hình ảnh Tuổi Trẻ Online ghi nhận được:

Nước lũ tràn đồng, người dân vùng biên tất bật đánh bắt cá - Ảnh 4.

Kênh Vĩnh Tế giờ đây đã tràn ngập nước lũ nên người dân cũng tranh thủ giăng câu cá chốt

Nước lũ tràn đồng, người dân vùng biên tất bật đánh bắt cá - Ảnh 5.

Khi con nước lũ tràn về khắp cả cánh đồng cũng là lúc người dân vùng biên giới An Giang tất bật vào mùa đánh bắt cá

Nước lũ tràn đồng, người dân vùng biên tất bật đánh bắt cá - Ảnh 6.

Con trai ông Nhuận đang múc cả chục ký cá linh non để chuẩn bị giao cho thương lái với giá 80.000 đồng/kg

Các đập thủy điện Mekong xả nước, dự báo mùa lũ 2022 ở miền Tây sẽ giảm

TTO - Việc Trung Quốc và các đập thủy điện Mekong xả lũ vào ngày 1-3 vừa qua làm tăng dòng chảy xuống Đồng bằng sông Cửu Long và sẽ gây tác động tăng nhiều nhất vào ngày 3-4 tới.

Bài, ảnh: BỬU ĐẤU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp trao quyết định bổ nhiệm các cơ quan Tỉnh ủy và 10 giám đốc Sở

Chiều 2-7, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp trao các quyết định công tác cán bộ sau khi thành lập các cơ cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy và các cơ quan thuộc UBND tỉnh.

Đồng Tháp trao quyết định bổ nhiệm các cơ quan Tỉnh ủy và 10 giám đốc Sở

Tổng biên tập Báo và Phát thanh truyền hình Cần Thơ sau hợp nhất là ông Nguyễn Ngọc Tâm

Báo và Phát thanh truyền hình Cần Thơ sau hợp nhất có tổng biên tập là ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Cần Thơ (cũ), và có 10 phó tổng biên tập.

Tổng biên tập Báo và Phát thanh truyền hình Cần Thơ sau hợp nhất là ông Nguyễn Ngọc Tâm

Phân công nhiệm vụ 8 phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng

Ngày 2-7, ông Lương Nguyễn Minh Triết, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ký quyết định phân công công tác của chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên UBND TP Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2021-2026.

Phân công nhiệm vụ 8 phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng

Nhân sự lãnh đạo 5 tổ chức chính trị - xã hội TP.HCM

Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị công bố các quyết định chuẩn y của Trung ương đối với 5 tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM.

Nhân sự lãnh đạo 5 tổ chức chính trị - xã hội TP.HCM

Nghệ An lý giải chuyện mất 4,5 tỉ đồng để chuyển 300m2 đất vườn sang đất ở

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An, việc tiếp nhận xử lý hồ sơ xin chuyển đổi 300m2 đất vườn sang đất ở của công dân bị chậm thời gian so với quy định.

Nghệ An lý giải chuyện mất 4,5 tỉ đồng để chuyển 300m2 đất vườn sang đất ở

Bà Trương Thị Bích Hạnh làm phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công nhận bà Trương Thị Bích Hạnh, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, giữ chức vụ phó chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM.

Bà Trương Thị Bích Hạnh làm phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar