17/01/2022 11:59 GMT+7

Núi lửa ở Tonga tiếp tục phun, lại thấy sóng lớn theo sau

NGUYÊN HẠNH - HỒNG VÂN
NGUYÊN HẠNH - HỒNG VÂN

TTO - Quốc đảo Tonga đang kêu gọi viện trợ khẩn cấp nước ngọt và thực phẩm sau khi núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai phun trào hôm 15-1.

Núi lửa ở Tonga tiếp tục phun, lại thấy sóng lớn theo sau - Ảnh 1.

Hơi nước, khói và tro bốc lên trong không khí sau vụ phun trào của Hunga Tonga Hunga Ha'apai hôm 15-1 - Ảnh: EPA

Vụ phun trào dữ dội đến mức người dân tại đảo quốc Fiji (cách Tonga khoảng 800km) và thành phố Auckland của New Zealand (cách Tonga khoảng 2.000km) cũng nghe được các âm thanh từ núi lửa.

Theo Đài truyền hình Al Jazeera, chính quyền Tonga cho biết thông tin liên lạc vẫn bị gián đoạn và hiện chưa rõ mức thiệt hại về người và của.

Chính quyền Tonga cũng kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp nước ngọt và thực phẩm cho người dân.

Trung tâm Tư vấn về núi lửa Darwin cho biết núi lửa Hunga Tonga-Hunga-Ha’apai tiếp tục phun trào trong ngày 16-1 (giờ địa phương).

Trong khi đó, Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) cho biết đã phát hiện ra những đợt sóng lớn trong khu vực này.

"Đây có thể là do một đợt phun trào khác của núi lửa Tonga. Không có trận động đất nào đủ lớn để tạo ra đợt sóng này", PTWC cho biết.

Núi lửa ở Tonga tiếp tục phun, lại thấy sóng lớn theo sau - Ảnh 2.

Máy bay của Không quân Hoàng gia New Zealand chuẩn bị rời căn cứ Auckland đến Tonga để đánh giá tác động ban đầu - Ảnh: REUTERS

Ngày 17-1, cả Úc và New Zealand đều cử máy bay đi thị sát nhằm đánh giá thiệt hại ở Tonga. Hai nước cho biết đang phối hợp với Mỹ, Pháp và các quốc gia khác để hỗ trợ nhân đạo tại Tonga.

Theo các báo cáo ban đầu, ông Zed Seselja - bộ trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Úc -  cho biết không có thương vong nhiều với cư dân và sân bay "có vẻ trong tình trạng tương đối tốt".

Tuy nhiên, ông Seselja ghi nhận có "thiệt hại đáng kể" về cầu đường.

Hội Chữ thập đỏ đã đề nghị hỗ trợ Tonga. Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF) cho biết đã sẵn sàng hỗ trợ Tonga sau "thảm họa thiên nhiên độc nhất vô nhị trong một thiên niên kỷ".

"Trong thời gian tới, chúng ta sẽ có được bức tranh rõ ràng hơn về tình hình ở Tonga, cũng như phần còn lại của lục địa Thái Bình Dương xanh", tổng thư ký PIF Henry Puna tuyên bố.

Nhiều người chưa thể liên lạc với thân nhân ở Tonga

Rất nhiều người Tonga sống ở nước ngoài đang rất sốt ruột về sự an nguy của người thân ở quê nhà, nhưng hoàn toàn mất liên lạc với họ sau vụ sóng thần.

Theo trang stuff.co.nz của New Zealand, sáng 17-1, anh Kilifi Havea, 45 tuổi, một người Tonga sống ở New Zealand 20 năm qua, đã liên hệ được với một người bạn và được biết gia đình cũng như người thân của bạn không bị ảnh hưởng trong vụ sóng thần.

Nhưng anh Havea vẫn đang đứng ngồi không yên vì chưa thể liên lạc được với mẹ anh, hiện đang sống ở thủ đô Nuku-alofa của Tonga.

Người bạn của anh Havea hiện sống trên cụm đảo Haʻapai (có khoảng 8.000 người sinh sống), cách ngọn núi lửa phun trào gây sóng thần hôm 15-1, có thể là nguồn liên lạc duy nhất vào thời điểm này. Anh cho biết người dân ở các cụm đảo lân cận là Uiha và Ha’ano cho biết họ chỉ bị thiệt hại đôi chút và thậm chí vẫn làm lễ nhà thờ như bình thường trong ngày chủ nhật, 16-1.

Ngày 17-1, theo Đài BBC, New Zealand đã gửi 2 máy bay đến Tonga. Một chiếc máy bay sẽ chở theo những vật phẩm hỗ trợ rất cần thiết và một máy bay Orion để đánh giá tác động của sóng thần và vụ phun trào núi lửa. Tonga cũng đã gửi các tàu hải quân đến các đảo bên ngoài để đánh giá thiệt hại.

Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cho biết có thể có tới 80.000 người ở Tonga bị ảnh hưởng trong thảm họa thiên tai.

Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có trường hợp tử vong nào được ghi nhận. Thủ tướng New Zealand cho biết họ chưa biết về quy mô thiệt hại của các đảo do việc thông tin liên lạc bị hạn chế.

Tối 15-1, người dân quốc đảo Tonga ở nam Thái Bình Dương đã chứng kiến vụ núi lửa phun trào khủng khiếp ở giữa các đảo nhỏ Hunga Tonga và Hunga Ha'apai, cách thủ đô Nuku'alofa trên đảo chính Tongatapu khoảng 50km về phía bắc.

Cận cảnh núi lửa ở Tonga mạnh bằng cả ngàn quả bom nguyên tử

TTO - Giáo sư Shane Cronin, nhà nghiên cứu về núi lửa tại Đại học Auckland, mô tả cảnh tượng trên mặt đất trông như ngày tận thế sau vụ phun trào của núi lửa ngầm ở Tonga vào cuối tuần trước.

NGUYÊN HẠNH - HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Mỹ - Trung chịu giảm thuế, thế giới hoan hỉ nhưng vẫn còn âu lo

Trưa 12-5 (giờ Việt Nam), Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những thỏa thuận thuế quan tạm thời tại Geneva, đánh dấu nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng thương mại và thu hút nhiều phản ứng từ cộng đồng quốc tế.

Mỹ - Trung chịu giảm thuế, thế giới hoan hỉ nhưng vẫn còn âu lo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar