22/03/2015 08:21 GMT+7

​“Nữ taxi” nơi cửa biển

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TT - Những phụ nữ làm nghề chèo thuyền thúng chuyển hàng hóa và người cho các tàu thuyền đánh bắt thủy sản ở cửa biển Sa Cần được các ngư dân gọi với cái tên “nữ taxi”.

Hàng hóa và người được các “nữ taxi” đưa ra tàu neo ở cửa biển - Ảnh: Trần Mai

Khi khách cần vận chuyển, từ mua cơm, cà phê, thuốc lá, đưa người, nhu yếu phẩm... lên thuyền là có mặt ngay các  “nữ taxi”.

Công việc đơn giản ấy giúp họ kiếm được thu nhập để trang trải cuộc sống ở vùng quê chỉ có biển và cát trắng này.

Hầu như ngư dân nào neo thuyền ở cửa Sa Cần (xã Bình Thạnh, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) đều có số điện thoại của các “nữ taxi” để khi cần gì là nhờ đến họ.

Ngư dân Nguyễn Tấn Lạc (53 tuổi), thuyền trưởng tàu QNg 95663, đang sửa lại giàn phơi mực. Đinh và vít hết, ông vội lấy điện thoại bấm số giọng gấp gáp: “Lấy 8kg đinh và 3 vít nghen, mua giùm 33 hộp cơm”.

15 phút sau, những thứ ông Lạc cần đã được “nữ taxi” đưa lên tàu.

Ở cửa Sa Kỳ, hầu hết tàu đi Trường Sa câu mực từ 3-4 tháng mới về đất liền, khi cần chuyển số hàng hóa hơn 600 triệu đồng từ bờ ra, chủ tàu Trần Quân gọi cho mấy “nữ taxi” giao việc. Ông bảo ở đây không ngư dân nào có thể nhớ số hiệu tàu giỏi hơn các “nữ taxi”.

Chị Nguyễn Thị Bông (35 tuổi, xã Bình Thạnh) nói: “Chỉ cần cho tôi hai số cuối tàu là tôi biết tàu của ai, neo ở vị trí nào, công suất bao nhiêu và cần bao nhiêu hàng mỗi chuyến đi biển”.

Công việc tưởng chừng đơn giản ấy đã giúp những phụ nữ làng biển có thu nhập kha khá. Bình quân mỗi chị kiếm được hơn 300.000 đồng/ngày. Những ngày tàu ra khơi đông, các chị có thể thu về hơn 1 triệu đồng/ngày.

Chị Loan vừa chèo thúng, vừa cho tôi biết chở người ra tàu vào bờ thì 10.000 đồng, nhờ mua cà phê, cơm dù một hộp hay 100 hộp mỗi tàu cũng phải trả 30.000 đồng, vì các chị phải mất tiền điện thoại gọi chủ quán, tốn công đi lấy.

Theo ngư dân Phạm Văn Toàn, cước phí đi “taxi” chỉ tính từ bờ ra tàu và ngược lại, còn đưa người hay bất kỳ thứ gì từ tàu này sang tàu khác miễn phí hoàn toàn.

Người làm nghề “taxi nước” lâu nhất ở cửa Sa Cần là chị Bùi Thị Vân (52 tuổi, xã Bình Chánh). Chị được mệnh danh là “bà tổ” của nghề này. Chồng chị mất tích trên biển năm 1991, chị bám thuyền thúng kiếm tiền từ đó.

Cũng nhờ nghề này mà chị nuôi được hai người con vào đại học.

TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Châu Ngọc Tuấn được giao điều hành cơ sở 2 của tỉnh Gia Lai

Tỉnh ủy Gia Lai giao nhiệm vụ cho ông Châu Ngọc Tuấn, phó bí thư Tỉnh ủy, phụ trách điều hành hoạt động cơ sở 2 của tỉnh, đặt tại phường Pleiku.

Ông Châu Ngọc Tuấn được giao điều hành cơ sở 2 của tỉnh Gia Lai

Trung tướng Nguyễn Trường Thắng bàn giao chức vụ tư lệnh Quân khu 7 cho Thiếu tướng Lê Xuân Thế

Chiều 9-7, Đại tướng Phan Văn Giang - bộ trưởng Bộ Quốc phòng - chủ trì Hội nghị bàn giao chức vụ tư lệnh Quân khu 7.

Trung tướng Nguyễn Trường Thắng bàn giao chức vụ tư lệnh Quân khu 7 cho Thiếu tướng Lê Xuân Thế

UBND xã Đông Thạnh thăm hỏi, động viên gia đình 2 trẻ đuối nước

Sau vụ việc hai trẻ đuối nước, UBND xã Đông Thạnh, TP.HCM đã thăm hỏi, động viên gia đình hai em, đồng thời triển khai các nội dung, giải pháp nhằm phòng, chống tai nạn đuối nước.

UBND xã Đông Thạnh thăm hỏi, động viên gia đình 2 trẻ đuối nước

Sắp xây tượng đài chiến sĩ Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Cuba, Campuchia tại Hà Nội

Theo Bộ Quốc phòng, đây là công trình xây dựng nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Sắp xây tượng đài chiến sĩ Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Cuba, Campuchia tại Hà Nội

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trong đó đề xuất nhiều đối tượng được miễn, giảm phí khi tham quan bảo tàng.

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Phường Xóm Chiếu, Vĩnh Hội xử lý hồ sơ trơn tru, ưu tiên chi trả trường hợp chính sách

Gần 2.000 hồ sơ đã được xử lý liên tục, nhanh chóng cho người dân tại hai phường Xóm Chiếu, Vĩnh Hội.

Phường Xóm Chiếu, Vĩnh Hội xử lý hồ sơ trơn tru, ưu tiên chi trả trường hợp chính sách
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar