16/09/2023 05:45 GMT+7

Nữ sinh trường chuyên tới lớp nhờ gánh ve chai của mẹ

Mười mấy năm qua, nhờ vào gánh ve chai của mẹ, em Đinh Trần Giáng My (học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) được đến trường như bao bạn bè.

Sau giờ học, Đinh Trần Giáng My giúp mẹ sắp xếp lại đống ve chai vừa thu gom - Ảnh: N.PHƯỢNG

Sau giờ học, Đinh Trần Giáng My giúp mẹ sắp xếp lại đống ve chai vừa thu gom - Ảnh: N.PHƯỢNG

Vượt lên hoàn cảnh, Giáng My không chỉ học giỏi mà còn tham gia tích cực các dự án cộng đồng hỗ trợ những bạn khó khăn hơn mình.

Học để trả ơn mẹ

Chồng mất sớm, một mình bà Đinh Thị Luyến (quê Nam Định) phải làm đủ nghề như giúp việc, lượm ve chai... để nuôi con gái ăn học.

Sau mỗi giờ học, Giáng My lại đi xe buýt về căn phòng trọ nhỏ ở đường số 9 (khu phố 1, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) phụ mẹ sắp xếp lại đống ve chai mới vừa thu gom xong và nấu cơm chờ mẹ ăn cùng.

Ý thức được gia đình khó khăn, Giáng My cho biết em không học thêm mà chỉ tự học thông qua Internet, những bài tập khó em sẽ hỏi thầy cô và bạn bè.

"Mẹ khổ cực đi làm kiếm tiền nuôi em ăn học. Em sẽ cố gắng học thật giỏi, kiếm được học bổng toàn phần để đỡ đần mẹ. Sau này, em mong muốn thi đậu vào trường đại học tốt, kiếm được việc ổn định để có thể chăm sóc mẹ" - Giáng My chia sẻ.

Dù gia đình khó khăn nhưng chưa bao giờ bà Luyến chọn buông bỏ hay có suy nghĩ cho con gái ngưng học. Bà bộc bạch: "Đôi khi tôi cũng lo lắng về đồng tiền, nhưng thấy con ngoan, học giỏi là tôi vui. Tôi đi làm khổ nhưng về nhà nghe tiếng con là hết mọi nhọc nhằn. Tôi cũng khuyên con học hành giỏi, ra đường giao lưu với các bạn, đối đáp với mọi người cho tốt".

Trong nhà My không có gì quý giá ngoài cây đàn violin mà cha để lại. Sau khi xong hết công việc, mẹ con sẽ ngồi lại với nhau, My lại đàn những bài mà mẹ thích như "món ăn tinh thần" cho hai mẹ con.

Bà Lê Ngọc Tuyền - chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Hiệp Bình Chánh (TP Thủ Đức) - cho biết hai mẹ con ở trọ trong khu phố cũng hơn chục năm. "Bà Luyến đi làm giúp việc, lượm ve chai nuôi con ăn học. Con gái của bà học rất giỏi. Thấy hoàn cảnh gia đình bà đặc biệt nên hằng năm phường đều đề xuất chăm lo học bổng và quà cho em My" - bà Tuyền nói thêm.

Giúp những bạn khó khăn hơn

Ngoài giờ học, những lúc rảnh Giáng My sẽ tự đan móc len để bán gây quỹ cho dự án "Trà đá đường". Lợi nhuận trích ra từ dự án sẽ được em và các bạn gửi đến các mái ấm, trại trẻ mồ côi.

"Em tự học đan len và đăng bán sản phẩm trên mạng, số tiền bán được tụi em mua nhu yếu phẩm cho các em nhỏ. Mặc dù em có khó khăn, nhưng ngoài kia vẫn còn những mảnh đời khó khăn hơn. Có những bạn mồ côi cả cha lẫn mẹ, em may mắn hơn vì vẫn còn có mẹ. Vì vậy em muốn phần nào có thể góp vào cho các em nhỏ có cuộc sống tốt đẹp và vui hơn" - Giáng My nói.

Em Nguyễn Thị Bảo Kha (học sinh lớp 11 chuyên văn Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa) - chủ nhiệm dự án "Trà đá đường" - chia sẻ: "Em cảm nhận Giáng My là bạn rất năng động và có trách nhiệm.

Sau khoảng thời gian làm việc chung thì bạn luôn hết mình với công việc thiện nguyện. Bạn cũng là học sinh học tốt trong lớp chuyên sinh. Dự án của tụi em gây quỹ đã đến với cơ sở bảo trợ xã hội Tre Xanh (quận 1), sắp tới chúng em sẽ thăm mái ấm Ánh Sáng (quận 3)".

Theo cô Bùi Thị Thanh Thu, giáo viên dạy chuyên sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Giáng My nằm trong top học sinh giỏi của lớp.

"Giáng My được thầy cô, bạn bè tin tưởng, là học sinh dễ gần, dễ bảo, chăm học và hòa đồng. Em có khả năng tự lực, tự học và tự giác cao. My cũng tham gia nhiều hoạt động ở trường, trong lớp em có khả năng về văn nghệ nên hay đứng ra dàn dựng các tiết mục cho lớp. Ngoài ra, em còn thích làm những dự án thiện nguyện có hiệu quả" - cô Thu nói.

Học sinh giỏi nhiều năm liền

Đinh Trần Giáng My là học sinh giỏi 9 năm liền. Năm lớp 10, My là học sinh xuất sắc chuyên sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. My đoạt huy chương đồng Olympic môn khoa học tự nhiên vào năm lớp 6, huy chương bạc Olympic tháng 4 TP.HCM mở rộng năm lớp 8, giải nhì học sinh giỏi cấp thành phố môn sinh lớp 9.

Vào đại học từ gánh ve chai của mẹ

TTO - 12 năm học trên lớp, Hồng Anh đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Bí quyết của cô học trò nghèo không gì khác ngoài nỗ lực gấp bội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar