02/08/2024 16:18 GMT+7

Nữ sinh ngồi đàn hát với bà nhận ‘mưa’ lời khen

Video cô nữ sinh diện trang phục giải phóng quân cùng bà ngồi đàn hát bài ‘Đường Trường Sơn xe anh qua’ nhận 'mưa' lời khen.

Video nữ sinh đàn hát cùng bà nhận ‘cơn mưa’ lời khen từ người xem

Nhân vật chính trong video là nữ sinh Nguyễn Lê Hiền Trân, quê Cần Thơ, học sinh chương trình chính quy thanh nhạc của Nhạc viện TP.HCM, cùng bà, ca sĩ Lệ Hằng. Hình ảnh hai bà cháu ngồi đàn hát thu hút nhiều lượt xem và khen ngợi.

Trong các video được đăng tải trên TikTok, bà Lệ Hằng ngồi đàn guitar, còn cháu gái Hiền Trân vừa đàn piano và vừa thoải mái thể hiện giọng hát của mình.

Nữ sinh mê "nhạc đỏ"

Những video được đăng tải đều nhận về "cơn mưa" lời khen của người xem: "Thật xúc động khi nghe cháu hát thể loại nhạc này, thật tuyệt vời!", "Hai bà cháu thể hiện mộc mạc, nghe rất hay", "Dòng nhạc đã tạo dấu ấn cho cháu trong lòng khán giả", "Hãy luôn giữ và đam mê dòng nhạc truyền thống nhé con gái, chúc bà và bé luôn mạnh khỏe"…

Trước đó, Hiền Trân cùng ca sĩ Lệ Hằng thể hiện Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn thu hút gần 1,8 triệu lượt xem trên TikTok.

Hiền Trân cho biết vào năm 2017, sau khi dự thi một chương trình âm nhạc, em gặp ca sĩ Lệ Hằng và được bà nhận làm cháu nuôi.

"Bà vốn ở Cần Thơ nhưng với đam mê âm nhạc, bà quyết định mở lớp âm nhạc và lên TP.HCM dạy 2 ngày/tuần. Tranh thủ thời gian lên TP.HCM, hai bà cháu gặp nhau và quay các clip đàn ca về dòng nhạc đỏ.

Em có sở trường về dòng nhạc này, khi hát em cảm thấy thích và rất thoải mái. Có video em còn rủ được bà hát cùng", Trân thích thú chia sẻ.

Ngoài học tập, Hiền Trân còn đi diễn để nâng cao vốn nghề, làm thiện nguyện để lan tỏa những điều tích cực đến mọi người.

"Em may mắn được học trong môi trường nghệ thuật, thầy cô, gia đình và bạn bè luôn hỗ trợ em hoàn thành việc học một cách tốt nhất. Em đi diễn vào ngày không bị trùng lịch học. Khi đi hát ở những điểm trường từ cấp 1 đến cấp 3 với mục đích lan tỏa các hoạt động ý nghĩa thì em không nhận thù lao", Trân nói.

Nữ sinh Nguyễn Lê Hiền Trân (học sinh lớp 11A, chương trình chính quy thanh nhạc của Nhạc viện TP.HCM) đam mê dòng nhạc đỏ - Ảnh: NVCC

Nữ sinh Nguyễn Lê Hiền Trân (học sinh lớp 11A, chương trình chính quy thanh nhạc của Nhạc viện TP.HCM) đam mê dòng nhạc đỏ - Ảnh: NVCC

Âm nhạc giúp gắn kết thế hệ

Hiền Trân cho biết các video clip hai bà cháu tập khá nhanh, khoảng 45 phút là quay xong.

"Thường em sẽ soạn bài, tập trước và đợi bà lên rồi quay cùng. Bà còn truyền lại những kinh nghiệm đi hát, giảng dạy, trình diễn sân khấu… có thắc mắc trong học tập, bà cũng sẽ hướng dẫn.

Em nghĩ âm nhạc là cầu nối gắn kết các thế hệ với nhau và không có bất cứ rào cản nào. Tất cả những người yêu âm nhạc đều luôn hết mình với thế giới nghệ thuật của họ, và âm nhạc là sợi dây kết nối mọi người dù già hay trẻ", nữ sinh bộc bạch.

Ca sĩ Lệ Hằng cho biết Trân rất có ý thức trách nhiệm, vừa học văn hóa song song với học chuyên ngành.

"Năm nay, cháu lên năm 3 trung cấp thanh nhạc và lớp 12 văn hóa của Nhạc viện TP.HCM. Ngoài ra, cháu còn tham gia trao quà từ tiền đi diễn để dành.

Cháu không đi hát nhiều nên tôi hướng cháu xây dựng những trang TikTok, Facebook để quay clip thực hành nâng cao chuyên ngành. Khi video được mọi người hưởng ứng, bà và cháu rất vui, hạnh phúc", bà nói.

Theo ca sĩ Lệ Hằng, sắp tới hai bà cháu sẽ cover thêm nhiều bài mang tính chất tươi mới, dễ thương hơn nhưng vẫn giữ được tính lịch sử. Những lời khen của mọi người là động lực để hai bà cháu tiếp tục nuôi dưỡng đam mê với âm nhạc. 

Nữ sinh học giỏi, mê hoạt động xã hội

Năm học lớp 11, Hiền Trân đạt học lực giỏi, đạt xuất sắc chuyên ngành thanh nhạc với tổng 9,11 điểm.

Trân còn tham gia những chương trình thiện nguyện như: Hiểu và thực hành về quyền trẻ em, luật trẻ em; "Tìm về 2024" chương trình hỗ trợ cho các trẻ em khó khăn của Chi hội sinh viên Lấp Vò tại TP.HCM; chuyên đề "Bạn chọn nghề gì" hướng nghiệp cho học sinh Trường THPT Châu Thành 2 (Đồng Tháp); chương trình "Tuyên truyền chủ quyền biển đảo" của Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Gò Vấp, TP.HCM); chương trình Tiệc vui cho em…

Chàng trai khuyết tật cùng nữ sinh lớp 11 làm clip ‘Ghen Cô Vy’ bằng tiếng Mông

TTO - Trong khi dịch "kép" COVID-19 và bạch hầu đang bùng phát ở Tây Nguyên, chàng trai khuyết tật cùng nữ sinh lớp 11 làm clip "Ghen Cô Vy" bằng tiếng Mông để thêm nhiều người trong buôn làng hiểu, phòng tránh dịch bệnh…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar