12/08/2020 16:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nữ nghị sĩ da màu trở thành ứng viên phó tổng thống Mỹ là ai?

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Dù từng 'đụng độ' với cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden năm 2019, thượng nghị sĩ Kamala Harris vẫn trở thành đối tác tranh cử của ông trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Nữ nghị sĩ da màu trở thành ứng viên phó tổng thống Mỹ là ai? - Ảnh 1.

Ứng viên phó tổng thống của Đảng Dân chủ Mỹ, bà Kamala Harris - Ảnh: NPR

Ông Biden, ứng viên gần như chắc chắn của Đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử tổng thống vào tháng 11-2020, đã lựa chọn thượng nghị sĩ Kamala Harris của bang California trở thành đối tác tranh cử của mình.

Lựa chọn của ông Biden biến bà Harris trở thành người phụ nữ thứ 3 là người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Á đầu tiên trở thành ứng cử viên phó tổng thống cho một đảng chính trị lớn của Mỹ.

Bà Harris sinh ra ở thành phố Oakland, bang California và lớn lên ở thành phố Berkeley cùng bang. Bà lai giữa hai dòng máu Ấn Độ và Jamaica.

Nữ thượng nghị sĩ từng học Trường ĐH Howard (Washington) và Trường Luật Hastings - ĐH California (San Francisco).

Năm 2016, bà Harris trở thành người phụ nữ gốc Phi thứ 2 trong lịch sử Mỹ trở thành thượng nghị sĩ và được bầu chọn vào Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ. Đây là cơ quan thường tổ chức các buổi điều trần công khai về nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 của Nga, cũng như chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Danh tiếng của bà Harris nổi lên nhanh chóng nhờ các buổi điều trần lớn này. Bà xây dựng hình ảnh một người chất vấn sắc bén và áp đảo, người có thể khiến đối phương lúng túng.

Tháng 1-2019, bà Harris tổ chức vận động tranh cử. Ban đầu, bà được xem là một gương mặt sáng giá của Đảng Dân chủ, thu hút hơn 20.000 người trong buổi vận động mở màn tại Oakland.

Tuy nhiên, sau đó bà gặp phải nhiều khó khăn trong việc xác định thông điệp cụ thể cho chiến dịch của mình cùng một số đấu đá nội bộ.

Nữ nghị sĩ da màu trở thành ứng viên phó tổng thống Mỹ là ai? - Ảnh 2.

Bà Harris và ứng viên tranh cử tổng thống 2020, ông Joe Biden - Ảnh: NPR

Từ khi trở về làm thượng nghị sĩ toàn thời gian, bà đã nắm vai trò chủ chốt trong các phản ứng của Đảng Dân chủ tại Thượng viện đối với khủng hoảng do dịch COVID-19, cũng như vấn đề kỳ thị chủng tộc và tình trạng bạo lực của cảnh sát.

Ông Biden đã chọn nữ thượng nghị sĩ trong bối cảnh Đảng Dân chủ đặt áp lực ngày một lớn đối với ông về việc chọn một ứng viên nữ, cụ thể là một phụ nữ da màu. Đây cũng là lời hứa được ông Biden đưa ra từ hồi tháng 3.

Áp lực trên đối với ông Biden trở nên nặng nề hơn kể từ sau khi các cuộc biểu tình trên toàn nước Mỹ bùng nổ vì cái chết của George Floyd, một người Mỹ gốc Phi tử vong sau khi bị cảnh sát quỳ lên cổ gần 9 phút.

Theo Đài NPR, bà Harris sẽ là người phụ nữ thứ 4 trở thành ứng viên tổng thống hoặc phó tổng thống. Cả 3 người trước đó đều thất bại, bao gồm ứng viên tranh cử tổng thống 2016 Hillary Clinton của Đảng Dân chủ, ứng viên phó tổng thống 2008 Sarah Palin của Đảng Cộng hòa và ứng viên phó tổng thống 1984 Geraldine Ferraro của Đảng Dân chủ.

Ứng viên da màu duy nhất từng đắc cử tổng thống Mỹ là ông Barack Obama vào năm 2008. Ông Biden đã trở thành phó tổng thống của ông Obama thời điểm đó.

"Cô bé đó là tôi"

Ông Biden vẫn lựa chọn bà Harris mặc đụng độ nho nhỏ giữa hai người trong đợt bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ. Ông cũng từng tuyên bố ông Obama thiếu kinh nghiệm khi cạnh tranh với nhau vào năm 2008, nhưng chưa bao giờ công kích cá nhân ông Obama trực diện như bà Harris đã làm với ông trong một buổi tranh luận hồi năm 2019, theo NPR.

Thời điểm đó, nhắm tới cử tri gốc Phi tại tiểu bang South Carolina là lực lượng ủng hộ chính cho mình, bà Harris đã chỉ trích việc ông Biden phản đối các sửa đổi đối với hệ thống xe buýt liên bang.

"Có một cô gái nhỏ ở California... Cô ấy đến trường mỗi ngày bằng xe buýt. Và cô bé ấy là tôi", bà Harris tuyên bố.

Sự công kích này tạm thời khiến sự ủng hộ của ông Biden sụt giảm, trong khi bà Harris dẫn đầu bảng bình chọn.

Tuy nhiên, thứ bậc này nhanh chóng đảo ngược sau đó, đặc biệt khi bà Harris thừa nhận bà và ông Biden có quan điểm giống nhau về việc liệu các quyết định về hệ thống xe buýt nên được đưa ra ở cấp địa phương hay liên bang.

Cuối cùng, bà Harris đã ủng hộ ông Biden và vận động cho ông sau khi từ bỏ chiến dịch của mình vào cuối năm 2019.

Ông Biden chọn nữ nghị sĩ Kamala Harris làm đối tác tranh cử

TTO - Ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden thông báo chọn thượng nghị sĩ Kamala Harris của bang California làm đối tác tranh cử của ông trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vào tháng 11-2020.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, tuyên bố 'ủng hộ vô điều kiện'; Đàm phán bế tắc, Hamas - Israel đổ lỗi cho nhau.

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar