08/07/2023 12:11 GMT+7

Nữ họa sĩ trẻ vẽ 'những nỗi buồn đẹp' bằng ngón tay

Không dùng cọ hay bay, những bức tranh vẽ bằng ngón tay trực tiếp chạm vào sơn trên vải giúp nữ họa sĩ trẻ Hồng Ngọc giãi bày chân thật hết thảy nội tâm và sẻ chia 'những nỗi buồn đẹp'...

Người xem thưởng lãm "Những nỗi buồn đẹp" của họa sĩ Hồng Ngọc tại triển lãm - Ảnh: HUỲNH VY

Người xem thưởng lãm "Những nỗi buồn đẹp" của họa sĩ Hồng Ngọc tại triển lãm - Ảnh: HUỲNH VY

"Những nỗi buồn đẹp" cũng là chủ đề triển lãm cá nhân đầu tay của Hồng Ngọc, đang trưng bày đến ngày 16-7 tại J Art Space (30 đường số 10, Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM).

Triển lãm giới thiệu 26 bức tranh sơn dầu trên toan do Ngọc vẽ bằng ngón tay từ năm 2018 đến nay.

Những nỗi buồn đẹp như cầu vồng sau cơn mưa

Tranh của Hồng Ngọc mang vẻ đẹp giản dị, thuần khiết, không thách đố mà dễ dàng chạm vào trái tim người xem bởi những cảm xúc trong veo, thánh thiện, chân thành.

Nhưng đơn giản, dễ cảm không đồng nghĩa là dễ dãi. Những nỗi buồn đẹp trong tranh Hồng Ngọc được khắc họa đầy mong manh, tinh tế qua hình tượng những cô thiếu nữ mảnh mai với đôi mắt to tròn, đen láy, sâu thẳm như bầu trời đêm phản chiếu cả nội tâm mênh mông.

Nỗi buồn trong tranh Hồng Ngọc vừa trong trẻo dễ cảm, vừa đầy khắc khoải - Ảnh: HUỲNH VY

Nỗi buồn trong tranh Hồng Ngọc vừa trong trẻo dễ cảm, vừa đầy khắc khoải - Ảnh: HUỲNH VY

Tại sao lại là "những nỗi buồn đẹp"? Có lẽ vì cô gái nào trong tranh Ngọc cũng mang nét buồn man mác. Nhưng đó không phải nỗi buồn bi lụy và gục ngã trước sóng gió cuộc đời. Đó là sự chấp nhận, đi qua và nhìn vào mặt tích cực để biến nỗi buồn trở nên đẹp hơn.

Tranh của Ngọc, vì thế, không kịch tính mà đầy chiêm nghiệm, trầm tư, đi sâu vào nội tâm để thấu hiểu và phản tỉnh và làm lành với chính mình. Như cách cô từng tâm sự trên trang cá nhân: "Chỉ nghệ thuật mới chữa lành tâm hồn tôi".

Nỗi buồn trong tranh Ngọc trở thành những khoảnh khắc thanh thuần, tỉnh thức, tịch mịch, lẻ loi, bâng khuâng, tìm kiếm tự do, chia tay lần cuối, những kỷ niệm không gặp lại... Ở đó không chỉ có sự trong trẻo hồn nhiên mà còn đong đầy những nỗi niềm chất chứa. Cô gửi gắm mọi điều muốn nói qua ánh mắt, "cửa sổ tâm hồn" đầy mẫn cảm của người thiếu nữ trong tranh.

"Nhiều người hay nghĩ nỗi buồn là xấu. Nhưng với Ngọc, mỗi khi buồn, Ngọc sẽ tự hòa mình vào thế giới của nghệ thuật, với vải toan và màu. Qua đó, Ngọc biến nỗi buồn thành những tác phẩm đẹp, giống như cầu vồng sẽ luôn luôn đẹp sau cơn mưa vậy" - Hồng Ngọc tâm sự.

Vẽ bằng ngón tay để cảm xúc chân thật nhất

Sinh năm 1993 tại TP.HCM, Hồng Ngọc mê vẽ từ khi mới vào tiểu học. Được cha là họa sĩ Nguyễn Hưng Trinh hướng dẫn, Ngọc cũng từng thử sức vài nơi đào tạo chuyên nghiệp nhưng cuối cùng cô chọn con đường tự học theo cách của riêng mình.

Mỗi tác phẩm trong triển lãm đầu tay có thể xem là những bức chân dung tự họa của Ngọc. Cảm xúc trong tranh là cảm xúc thật của cô. Đó cũng là lý do Ngọc chọn vẽ bằng ngón tay.

"Ngọc mất gần 10 năm luyện vẽ, có thời gian vẽ bằng cọ, bằng bay, thậm chí bằng bông ngoáy tai và nhiều thứ khác... Nhưng cuối cùng, vẽ bằng tay đúng với bản thân Ngọc nhất.

Khi ngón tay trực tiếp chạm vào sơn và cảm nhận từng sớ vải, Ngọc như có thể hòa làm một vào tranh, và cảm xúc thật của mình cũng truyền tải trực tiếp vào đó, rất chân thực" - Hồng Ngọc bộc bạch.

Họa sĩ trẻ Hồng Ngọc bên tác phẩm "Lẻ loi" tại triển lãm "Những nỗi buồn đẹp" - Ảnh: HUỲNH VY

Họa sĩ trẻ Hồng Ngọc bên tác phẩm "Lẻ loi" tại triển lãm "Những nỗi buồn đẹp" - Ảnh: HUỲNH VY

Với Ngọc, điều khó nhất khi vẽ bằng ngón tay là làm sao để diễn tả được thần thái trên khuôn mặt người thiếu nữ. Trong 10 năm luyện vẽ, Ngọc đã dành 6 năm để tìm ra kiểu khuôn mặt phù hợp cho riêng mình và kỹ thuật để vẽ được đúng cảm xúc, tinh thần cô muốn truyền tải.

"Tông màu tranh của Hồng Ngọc rất đẹp, tự nhiên và giàu tình cảm. Chủ đề tranh dễ hiểu, dễ cảm. Cuốn hút nhất là ánh mắt nhân vật trong tranh, rất ám ảnh như lưỡng lự giữa cuộc đời.

Bạn cũng rất dũng cảm khi chọn dấn thân theo con đường tự học, vẽ theo linh cảm chân thật của chính mình. Cứ làm hết mình vì đam mê, đến một lúc nhìn lại đó sẽ là một kho "tài sản" rất đặc biệt" - họa sĩ Nguyễn Đức Lợi bày tỏ.

Còn theo nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng: "Trong xã hội đầy xô bồ, phải có sự thánh thiện người ta mới biết buồn, biết rung động và lẻ loi giữa cuộc đời. Và người họa sĩ sẽ còn đi rất xa trong sự giản dị, trong trẻo nhưng hàm chứa những sự thật lớn lao hơn".

Khách xem tranh của Hồng Ngọc - Ảnh: HUỲNH VY

Khách xem tranh của Hồng Ngọc - Ảnh: HUỲNH VY

'Trước tranh, số đông người Việt đến giờ vẫn hay hỏi vẽ cái gì vậy?'

Nhận học bổng du học Đức và tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Berlin năm 1993, về nước năm 1997, họa sĩ Trần Hải Minh được xem là người tiên phong đưa phong cách hội họa Biểu hiện trừu tượng về Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Ngai vàng triều Nguyễn - bảo vật quốc gia triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa - bị một người mua vé vào tham quan bẻ gãy thành nhiều khúc.

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Có người đã gọi người mẹ là người nghệ sĩ đầu tiên của các con mình. Bà mẹ của Trần Đăng Khoa rất xứng với danh hiệu cao quý ấy. Bà đã có công đầu trong việc nuôi dưỡng mầm mống nghệ thuật trong các con.

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar