23/05/2018 13:38 GMT+7

Nữ chiến sĩ ngồi tù thêu thơ lên áo gối

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ vừa có ý tưởng triển lãm các tác phẩm thêu của những nữ chiến sĩ cách mạng một thời từng bị giam cầm.

Nữ chiến sĩ ngồi tù thêu thơ lên áo gối - Ảnh 1.

Chiếc áo gối do các nữ tù thêu tặng cho cháu Đào Nguyễn Hồng Nghĩa - Ảnh: L.Điền

Chuyên đề của nữ chiến sĩ khai mạc sáng 23-5 giới thiệu khoảng 100 hiện vật của những chị, những mẹ chiến sĩ trong thời kỳ chống Mỹ từng bị giam cầm trong nhiều nhà tù.

Triển lãm là một mảng đề tài thú vị, gợi lại cho công chúng hôm nay không khí một thời đấu tranh anh dũng của những người phụ nữ vốn được xem là chân yếu tay mềm nhưng thời cuộc đẩy đưa đã hun đúc thành những anh hùng lẫm liệt khí phách.

Tác phẩm thêu hầu hết ra đời trong tù, đường kim mũi chỉ và đề tài thêu phần nào bày tỏ thái độ và tâm tư tình cảm của người nữ chiến sĩ đang đối diện vối thực tế khắc nghiệt.

Nữ chiến sĩ ngồi tù thêu thơ lên áo gối - Ảnh 2.

Bức tranh Phật Bà Quan Âm của bà Quách Kim Anh - nữ tù chính trị Côn Đảo - gửi biếu bà Nguyễn Thị Sửu trong thời gian 1954-1958 - Ảnh: L.Điền

Sau nhiều năm ra sức sưu tập, hệ thống và tìm hiểu các câu chuyện đi cùng hiện vật, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ tổ chức trưng bày các kỷ vật thêu của nữ chiến sĩ cách mạng theo bốn tuyến nội dung:

- Khát vọng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc

- Tình cảm của người phụ nữ

- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất

- Tinh thần lạc quan cách mạng.

Nữ chiến sĩ ngồi tù thêu thơ lên áo gối - Ảnh 3.

Bức tranh thêu Phá xiềng - Ảnh: L.Điền

Nữ chiến sĩ ngồi tù thêu thơ lên áo gối - Ảnh 4.

Chiếc khăn thêu của bà Phạm Thị Ngọc Thu (Sáu Vân) thêu tại bót Margin Thủ Đức năm 1952 - Ảnh: L.Điền

Đằng sau song sắt nhà tù, các tác phẩm thêu ra đời còn mang thông điệp về những hoàn cảnh sinh hoạt, những câu chuyện của các nữ chiến sĩ cách mạng ngày ấy - một đề tài thú vị mà công chúng ngày nay chỉ có thể bắt gặp thông qua các triển lãm đặc biệt như thế này:

- Những tác phẩm thêu bình dị như chiếc nắp vỏ bình trà của bà Nguyễn Thị Tài - nữ tù chính trị ở Côn Đảo

- Bức tranh Phật Bà Quan Âm của bà Quách Kim Anh - nữ tù chính trị Côn Đảo - gửi biếu bà Nguyễn Thị Sửu trong thời gian 1954-1958,

- Chiếc khăn thêu của bà Phạm Thị Ngọc Thu (Sáu Vân) thêu tại bót Margin Thủ Đức năm 1952 với dòng chữ: Tự do! Tự do! Tự do!

Nữ chiến sĩ ngồi tù thêu thơ lên áo gối - Ảnh 5.

Chiếc quạt thêu của bà Trúc Chi (Lê Thị Hương) tại nhà tù Tân Hiệp năm 1971 thật sự là một sản phẩm mỹ nghệ xuất sắc...

Nữ chiến sĩ ngồi tù thêu thơ lên áo gối - Ảnh 6.

Cũng có những tác phẩm thêu cùng với dòng ghi chú cũng đủ kể lại một câu chuyện cảm động, như chiếc áo sơ sinh được may trong tù, dành cho cô Trần Hữu Hạnh, con gái của bà Lê Thị Tâm tức Mười Đào - cựu tù chính trị Côn Đảo.

Chiếc áo này do các nữ tù Đỗ Hữu Bích, Trần Hồng Nhật (Út Nhật) may thêu khi cô Hạnh sinh ra trong tù ngày 17-3-1967. Đến năm 1969 cô được gửi ra ngoài nuôi.

Nữ chiến sĩ ngồi tù thêu thơ lên áo gối - Ảnh 7.

Cùng dịp này, các nữ cựu tù còn may một chiếc áo đầm cho cô Hạnh - Ảnh: L.Điền

Trong một trường hợp tương tự, triển lãm giới thiệu chiếc áo gối do các nữ tù thêu tặng cho cháu Đào Nguyễn Hồng Nghĩa, con của nữ tù chính trị Nguyễn Thị Lễ.

Chiếc áo gối thêu hình bức tranh đường làng, xóm nhà, khóm cây, ngôi trường có trẻ con đi học, với bốn câu thơ thật xúc động: "Vườn xơ xác nay xanh màu lá/ đất hoang vu nay đã dựng trường/ nắm tay em bước lên đường/ màu cờ thắm mới, quê hương rộn ràng".

Nữ chiến sĩ ngồi tù thêu thơ lên áo gối - Ảnh 8.

Chiếc áo gối do các nữ tù thêu tặng cho cháu Đào Nguyễn Hồng Nghĩa với 4 câu thơ xúc động - Ảnh: L.Điền

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 30-9-2018.

toa_dam-crop

Tọa đàm với ba nữ cựu tù (từ trái qua): Phan Thị Bé Tư, Lê Tú Cẩm và Trần Thị Trúc Chi - Ảnh: L.Điền

Tại buổi khai mạc triển lãm, một tọa đàm nho nhỏ được tổ chức với diễn giả là ba nữ cựu tù chính trị thời chống Mỹ: Phan Thị Bé Tư, Lê Tú Cẩm và Trần Thị Trúc Chi.

Câu chuyện xoay quanh đời sống người tù chính trị thời chiến tranh, những cuộc đấu tranh trong tù và đời sống sinh hoạt do các tù nhân tự tổ chức.

Trong đó, "không phải lúc nào cũng đấu tranh căng thẳng, quan hệ giữa tù nhân với lính canh trại giam cũng có lúc thẳng lúc dùn", bà Lê Tú Cẩm cho biết.

Và những tác phẩm nghệ thuật, những hiện vật thêu, những khoảnh khắc dành cho thú vui đời thường ra đời ở những lúc "dùn" như vậy.

TTO - Sáng 25-5 tại TP.HCM, nhà thiết kế Nhật Dũng đã có buổi trao tặng 20 thiết kế áo dài thuộc 7 bộ sưu tập mới nhất, cho Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lịch sử âm nhạc dành cho trẻ em

Suốt chiều dài lịch sử, con người luôn tìm cách riêng để tạo ra âm nhạc. Âm nhạc tôn vinh thần linh, kể chuyện, ca ngợi cuộc sống hoặc bày tỏ cảm xúc. Mỗi nền văn hóa đều có những truyền thống âm nhạc độc đáo riêng và phong phú.

Lịch sử âm nhạc dành cho trẻ em

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo ưu tiên truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam - Vạn Xuân Awards 2025 sẽ ưu tiên xét trao giải cho những chiến dịch truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền các vấn đề an sinh xã hội.

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo ưu tiên truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách

10 biểu hiện cô đơn ở người cao tuổi và cách phá vỡ

Qua hành trình chăm sóc người cha nay đã gần 100 tuổi, tác giả sách 'Người giữ thời gian' kể lại cách chị gìn giữ niềm vui sống, chăm sóc tinh thần, đồng hành cùng cha mẹ khi họ bước vào giai đoạn xế chiều của cuộc đời.

10 biểu hiện cô đơn ở người cao tuổi và cách phá vỡ

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trong đó đề xuất nhiều đối tượng được miễn, giảm phí khi tham quan bảo tàng.

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Nhiều nghệ sĩ như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi, Đan Trường, Nguyên Vũ, Quốc Đại, Hoàng Rapper… gửi lời chia buồn đến gia đình người mẫu Nam Phong trước sự ra đi đột ngột của anh.

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar