11/07/2021 22:22 GMT+7

Nữ bác sĩ nghỉ hưu xin quay lại làm 'hậu phương' cho đàn em chống dịch COVID-19

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tùng (56 tuổi) đã "gác kiếm" nghỉ hưu một năm nay, vừa bất ngờ gọi điện cho giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy xin được quay lại công tác, làm 'hậu phương' tiếp thêm niềm tin cho các đàn em ra tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tùng quyết định gọi điện giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy xin trở lại làm "hậu phương" hỗ trợ cho các đàn em điều trị bệnh nhân trong đợt dịch căng thẳng này - Video: N.H

"Cố gắng giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Rồi nghỉ ngơi đi nha" - nữ bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ kín mít vỗ tay nhẹ vào vai người bệnh nằm trên giường nói với giọng run run. Dứt lời, bà lại tiếp tục sải bước qua giường cạnh bên ân cần thăm hỏi bệnh nhân như thể người thân yêu ruột thịt của mình.

"Cho chị làm hậu phương nhé"

Nữ bác sĩ nghỉ hưu xin quay lại làm hậu phương cho đàn em chống dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tùng - Ảnh: N.H

Khoảng một tuần nay, các bệnh nhân chạy thận tại khoa thận nhân tạo của Bệnh viện Chợ Rẫy được "đón tiếp" một vị khách đặc biệt. Đó là nữ bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tùng (56 tuổi), người đã gắn bó hơn nửa đời mình cho bệnh viện, cho những bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Lần trở lại này cũng thật đặc biệt, đó là khi nữ bác sĩ này đã "gác kiếm" nghỉ hưu hơn một năm nay.

Một chiều cuối tuần, điện thoại của bác sĩ Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - nhận được cuộc gọi. Đầu giây bên kia, giọng bác sĩ Tùng nói: "Chị thấy anh em cực quá. Các bạn trẻ còn sức cũng đã ra tuyến đầu, em cho chị xin phép làm hậu phương san sẻ bớt công việc cho các em yên tâm chiến đấu" - bác sĩ Thức kể lại.

Xin trở lại bệnh viện, bác sĩ Tùng nói với giám đốc bệnh viện sẽ làm việc không giới hạn thời gian, "còn sức còn làm" và chỉ cần ngày 3 bữa cơm chay thôi. Vậy là bác sĩ Thức "gật đầu" đồng ý.

"Đầu tiên khi nghe chị Tùng đề xuất tôi rất bất ngờ và cảm phục trước tinh thần của một người đàn chị đã nghỉ hưu. Tinh thần xung phong muốn góp sức chống dịch cùng nhân dân TP.HCM khiến tôi rất cảm động" - bác sĩ Thức chia sẻ.

Nữ bác sĩ nghỉ hưu xin quay lại làm hậu phương cho đàn em chống dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tùng quay trở lại với công việc của một người bác sĩ tại khoa thận nhân tạo sau hơn 1 năm nghỉ hưu - Ảnh: N.H

Vài ngày sau bà quay lại bệnh viện. Dù khoa thận nhân tạo như là "nhà", nhưng lãnh đạo bệnh viện vẫn trực tiếp đưa bà xuống khoa, trao đổi với trưởng khoa để phân công nhiệm vụ giống như một bác sĩ chính thức. Bác sĩ Thức nói: "Khi chị Tùng quay lại làm việc đã thúc đẩy một tinh thần chống dịch và vì cộng đồng rất mạnh mẽ cho anh em trong bệnh viện. Đó là điều rất đáng trân trọng".

Sự trở lại của bác sĩ Tùng không chỉ tiếp thêm niềm tin cho đồng nghiệp, cả cho những bệnh nhân chạy thận, vốn dĩ gắn bó thời gian dài chống chọi bệnh tật. Với bác sĩ Tùng, họ đều "biết mặt quen tên", thậm chí còn "rất thân" nữa. "Thấy chị, những bệnh nhân cũ họ mừng, vui dữ lắm" - bác sĩ Thức xúc động kể lại.

Đau lòng khi chứng kiến Sài Gòn oằn mình chống dịch

Với kinh nghiệm dày dặn, bác sĩ Tùng được bố trí công việc điều trị như một bác sĩ bình thường tại khoa thận nhân tạo. Ngày ngày bà vẫn xuất hiện đúng giờ, vẫn đến bên từng người bệnh kiểm tra, ân cần hỏi han sức khỏe.

Suốt 30 năm gắn bó với ngành y, bác sĩ Tùng bảo rằng bà đã có cơ hội làm việc với nhiều thế hệ giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy. Dù về hưu, bà vẫn luôn theo dõi các công việc tại bệnh viện.

Nữ bác sĩ nghỉ hưu xin quay lại làm hậu phương cho đàn em chống dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Bà ân cần kiểm tra, hỏi thăm và động viên người bệnh - Ảnh: N.H

"Đối với tôi bệnh viện giống như mái ấm gia đình. Tôi xem đồng nghiệp là những anh chị em; còn bệnh nhân là những người cha, chú,anh, chị, con, cháu của mình vậy" - vị bác sĩ 56 tuổi tâm sự.

Nói về quyết định xin trở lại làm việc, bà bảo trước tình hình dịch COVID-19 lan rộng, TP.HCM cũng như cả nước đang chung tay chống dịch một cách triệt để. Và lực lượng y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy không là ngoại lệ, họ được điều phối đi nhiều nơi để hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh.

Dù biết rằng vai trò của mình chỉ rất nhỏ, nhưng bà nói vẫn muốn đóng góp một chút công sức để đền ơn đáp nghĩa với những thế hệ đi trước..."Với tôi Sài Gòn như là quê cha, đất tổ của mình. Nhìn dịch bệnh ngày một lan rộng tôi rất đau lòng. Tôi thiết nghĩ mình nên góp một chút sức lực nào đó để đóng góp cho nơi mình được sống, lớn lên. Mong sao đại dịch này qua nhanh và không để lại những hậu quả quá nặng nề" - bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tùng tâm sự.

Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết bác sĩ Tùng là người rất có kinh nghiệm, sau khi về hưu mặc dù có rất nhiều bệnh viện tư mới hợp tác nhưng bà không đồng ý, nghỉ luôn cho đến khi xin quay lại làm việc tại bệnh viện.

Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy từ tâm dịch Bắc Giang về TP.HCM

TTO - Trưa 15-6, chuyến bay chở đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), sau 20 ngày hỗ trợ chống dịch tại Bắc Giang.

HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Một nghiên cứu mới cho thấy ảnh hưởng của cơn đột quỵ nhẹ có thể kéo dài lâu hơn nhiều so với những gì mọi người thường nghĩ.

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Cựu tổng thống Biden được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt di căn xương. Tại Việt Nam, đây là bệnh ung thư khá phổ biến.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, hô hấp mạn tính, ung thư, đái tháo đường là nguyên nhân gây ra gần 80% số ca tử vong.

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Ngày 18-5, văn phòng cựu tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt và đã di căn đến xương.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone có thể giúp giảm đau, theo phát hiện từ một nghiên cứu trên động vật do Live Science đăng tải.

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar