10/04/2018 11:13 GMT+7

Nộp ảnh chân dung, thuê bao lo rò rỉ thông tin cá nhân

ĐỨC THIỆN
ĐỨC THIỆN

TTO - Dù các nhà mạng cam kết sẽ bảo mật thông tin thuê bao rất mạnh mẽ, luật cũng quy định trách nhiệm rõ ràng, nhưng với nhiều người dùng: “mọi nguy cơ đều có thể xảy ra”.


Nộp ảnh chân dung, thuê bao lo rò rỉ thông tin cá nhân - Ảnh 1.

Người dùng đến giao dịch tại cửa hàng Mobifone. - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nội dung Nghị định 49 có quy định nhà mạng có trách nhiệm bảo mật thông tin người dùng di động theo quy định của pháp luật. Các nhà mạng cũng cam kết sẽ thực hiện với trách nhiệm cao nhất.

Các nhà mạng đều cam kết

Trả lời Tuổi Trẻ Online, đại diện Viettel xác nhận: “Việc đảm bảo an toàn và bí mật thông tin thuê bao là trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông, đã được quy định trong Luật An toàn thông tin mạng và trong Nghị định số 174/2013 của Chính phủ. Do đó, Viettel luôn ý thức được trách nhiệm này và triển khai các biện pháp để đảm bảo điều đó trong các quy chế hoạt động và quy trình quản lý thông tin thuê bao của mình”. 

 Tuy nhiên, đại diện nhà mạng này cũng cho rằng: “Nỗ lực bảo vệ an toàn thông tin cá nhân cũng cần đến từ cả hai phía khách hàng và nhà mạng, do đó, Viettel mong muốn khách hàng cũng cẩn trọng hơn trong bảo vệ thông tin cá nhân của chính mình”.

Đại diện nhà mạng MobiFone cam kết: “Ảnh và thông tin cá nhân của khách hàng được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu tập trung của MobiFone chỉ sử dụng trong việc quản lý thông tin thuê bao theo quy định của pháp luật. MobiFone đảm bảo bí mật thông tin khách hàng theo đúng Luật Viễn thông và các quy định pháp luật hiện hành”.

Tương tự, đại diện nhà mạng VinaPhone cũng “cam kết sẽ giữ bí mật thông tin thuê bao và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin thuê bao được đối chiếu, nhập, lưu giữ trên hệ thống”.

Tuy nhiên, từ sau vụ bê bối lộ thông tin người dùng của mạng xã hội hàng đầu thế giới - Facebook, nhiều người dùng Việt đã tỏ rõ lo ngại của mình về khả năng bảo mật của các nhà mạng trong nước.

Facebook còn lộ, huống chi là…

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, anh Hoàng Hà (TP. HCM) cho rằng: “Nhà mạng cũng chỉ là một trong vô số nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số khác. Trong thời này cái gì rồi cũng dùng công nghệ cả, và việc cung cấp thông tin cá nhân theo dạng bắt buộc này khiến tôi cảm thấy không an toàn và cũng không thấy ai chịu trách nhiệm cho việc thông tin của tôi bị mất. Khi đó các dịch vụ liên quan của tôi cũng hoàn toàn có thể bị lợi dụng”.

Ông Hiền Phi, phó giám đốc một ngân hàng, lo ngại: “Việc cung cấp thông tin này hiện tại Việt Nam không đảm bảo vì tính bảo mật không cao và tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi”.

Tương tự, anh Ngọc Khoa (TP.HCM) cũng chia sẻ: “Tôi lo lắng sợ lộ bí mật thông tin vì không có một bất kỳ loại giấy tờ nào từ nhà mạng cam kết đảm bảo an toàn bí mật thông tin cho khách hàng”.

“Nếu cung cấp ảnh chân dung cho nhà mạng được sử dụng đúng vào mục đích quản lí SIM thì không vấn đề gì, nhưng không tránh khỏi nguy cơ hacker truy cập được vào dữ liệu nhà mạng và lợi dụng bán thông tin, phân tích thông tin phục vụ các mục đích kinh doanh, vụ lợi, không trong sạch hoặc các mục đích nhạy cảm (như scandal Facebook thời gian vừa qua). Vì thế, song song với việc yêu cầu người dùng tuân thủ cung cấp danh tính rõ ràng, nhà mạng cần phải có trách nhiệm cam kết bảo vệ thông tin của người dùng”, chị Phượng Anh (Hà Nội) cho biết.

Ông Ngô Trần Vũ, giám đốc Công ty bảo mật NTS, nhận định: “Hệ thống dữ liệu SIM tương ứng với ảnh chụp chủ thuê bao là miếng mồi rất ngon cho các hacker khai thác dữ liệu người dùng. Nhà mạng sẽ phải rất vất vả chưng minh năng lực bảo mật và cam kết không khai thác thông tin của người dùng khi chưa được cho phép của họ”.

Do đó, rất nhiều người dùng có chung mong muốn là nhà mạng sẽ đảm bảo an toàn cho người dùng trong môi trường thông tin tràn lan như hiện nay. Làm sao để có thể dễ dàng điều tra, quản lí các vụ việc ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng, hạn chế tình trạng lợi dụng SIM được mua bán tràn lan để làm điều xấu, thậm chí có thể đánh cắp danh tính dẫn đến trộm thẻ ngân hàng...

Đảm bảo an ninh quốc gia

Theo quy định của Nghị định 49, mục đích của việc yêu cầu người dùng di động phải cập nhật đầy đủ thông tin, kể cả ảnh chụp chân dung là nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao chính xác để phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, góp phần hạn chế tin nhắn rác, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông.

ĐỨC THIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Nếu không vô được trang tuyển sinh đầu cấp: tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn; phụ huynh có thể sử dụng trang dự phòng: tuyensinhdaucap2025.hcm.edu.vn.

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Sự cố rò rỉ hình ảnh từ robot hút bụi Roomba đang làm dấy lên các cuộc tranh luận về quyền riêng tư và cách các thiết bị gia dụng thông minh thu thập, xử lý dữ liệu người dùng.

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Alternō - start-up công nghệ khí hậu vừa gọi vốn 1 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục mở rộng giải pháp lưu trữ năng lượng thông qua pin cát.

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

UBND TP.HCM giao Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu rà soát, chuẩn bị hạ tầng, giải pháp kỹ thuật khi sáp nhập vào TP.HCM.

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar