25/10/2005 17:14 GMT+7

Nóng và lạnh trong 3 tiểu thuyết ra cùng lúc của Nguyễn Khắc Phục

THU HÀ
THU HÀ

TTO - Dù Nguyễn Khắc Phục vẫn làm việc với tốc độ ào ào nhưng bền bỉ suốt mười mấy năm nay thì việc ông cho xuất bản cùng lúc 8 cuốn tiểu thuyết vẫn làm cho nhiều người “choáng”.

Phóng to
TTO - Dù Nguyễn Khắc Phục vẫn làm việc với tốc độ ào ào nhưng bền bỉ suốt mười mấy năm nay thì việc ông cho xuất bản cùng lúc 8 cuốn tiểu thuyết vẫn làm cho nhiều người “choáng”.

8 cuốn tiểu thuyết với bề dày gần 5.000 trang sách, trong đó có 5 cuốn từng “vang bóng một thời”: Học phí trả bằng máu, Thành phố đứng đầu gió, Đỉnh lũ, Cuối xuân, Châu thổ và 3 cuốn tiểu thuyết mới: Ngôi đền, Thuyền nhân, Dưới bóng ngô đồng.

5 cuốn tiểu thuyết cũ được Nguyễn Khắc Phục cho tái bản với một lòng tự tin về sức sống của các tác phẩm của mình. Còn với 3 cuốn tiểu thuyết mới, ông có một thông điệp khác: tôi không còn nhiều thời gian, và tôi phải làm tất cả những gì có thể còn làm được, với tư cách một công dân viết văn.

Nóng đến rát mặt là không khí chốn quan trường ở thành phố Hàm Dương - thành phố biển với huyền thoại về trầm hương, về ngôi đền thờ nữ thần rắn, về những con chim yến thổ huyết làm tổ. Thành phố đẹp như cổ tích nhưng những mưu kế, tính toán, thủ đoạn chính trị, sự độc ác của những kẻ nhân danh đồng chí, đồng bào và sự hèn nhát của những người chỉ có khả năng dũng cảm ngày hôm qua trước kẻ thù đã khiến thành phố đầy không khí ảm đạm, tang thương, đầy thù hận và sự đối phó.

Ngôi đền đã làm tốt cái công việc mà các nhà văn ta vốn ngại ngùng bèn viện dẫn lý do là “ít chất văn học”. Tác phẩm mổ xẻ tận xương cốt căn bệnh “hậu chiến thắng” của những “ông quan cách mạng”: dốt nát, hiếu thắng, ham quyền lực, ham danh lợi, triệt hạ đồng đội để ngoi lên, lừa trên nạt dưới, bất kể nhân tình đạo lý, giẫm đạp lên luật pháp.

Những con người như ông Lân - bố vợ Dinh, như bí thư đặc khu ủy Hoàng Tuấn, như Kiều My - vợ Dinh đâu có nhiều, nhưng cái ác của họ bao trùm lên tất cả, nghiến ngấu tất cả, chà đạp tất cả, cùng chỉ vì có lần đầu tiên, những người như Trần Việt, như Dinh, như Yến tặc lưỡi cho qua vì không muốn hạ mình xuống ngang với các thủ đoạn của họ, không muốn dính tay vào bùn để vạch trần họ.

Cái ác cứ ngang nhiên bành trướng thế lực, bao phủ bầu không khí xã hội, những người tốt cứ co cụm lại cho đến một lúc họ nhận ra rằng cả đến cái khả năng cuối cùng là khả năng tự bảo vệ lấy tính mạng và nhân phẩm của mình cũng bị tước đoạt mất rồi. Lúc đó, họ mới phẫn uất mà vùng lên, nhưng liệu còn kịp không?

Vẫn với giọng văn mạnh mẽ đầy áp đặt người đọc như thuở Học phí trả bằng máu hơn 20 năm trước, có hơi thở của cuộc sống hiện đại tiếp thêm, Nguyễn Khắc Phục lấy lại được sự cuốn hút ngày nào, với những trang văn tài hoa về mối tình của “ma nữ” tên Yến - con gái của tên cựu tỉnh trưởng khát máu với ông chủ tịch mới của thành phố Hàm Dương - vốn là gia sư của em trai nàng, những sự đày đọa nhau và tự đày đọa mình do quá yêu nhau và quá tự trọng của 2 kẻ tình nhân khốn khổ.

Sự sắp xếp đảo lộn một cách rất có ý thức và rất tự chủ về không - thời gian trong tiểu thuyết, vốn là trò phiêu lưu yêu thích của nhà văn, cũng làm tác phẩm mang màu sắc hiện đại hơn. Vì thế, nó càng “nóng” hơn.

Ở một thái cực khác là không gian u tịch, tù hãm, tăm tối trong 2 cuốn tiều thuyết Thuyền nhânDưới bóng ngô đồng. Cả 2 đều viết về những con người của ngày hôm qua. Họ là nạn nhân của những biến thiên lịch sử. Cả ông cựu hoàng thân của một triều đại vong quốc lẫn viên sĩ quan phi công bất đắc dĩ của Không lực Việt Nam cộng hòa.

2 người đàn ông ấy rất giống nhau; họ đẹp đẽ, tài hoa, xuất thân gia thế, dòng dõi, từ nhỏ đã sống không thấy niềm mong chờ mặt trời mọc mỗi sớm, lớn lên không thấy rung động khắc khoải đợi chờ nụ hôn đầu. Họ sống tha hương ngay trong ngôi nhà mình. Yêu đương, hờn giận, thậm chí sinh con đẻ cái mà không có một chút hy vọng vào ngày mai. Cơn bão Cách mạng tràn qua cái thành phố - cố đô thâm u tù hãm ấy. Thêm một lần nữa họ không may.

Những con người “ở bên kia” đầu tiên mà họ được gặp không phải là những người Cách mạng thực sự, có thể hiểu và nghe được họ nói, có thể coi họ như những người bình thường. Lại chỉ là những kẻ cơ hội - kẻ cơ hội bao giờ cũng nhanh chân hơn người tử tế. Vậy là đường về không có, đường đi cũng không, viên phi công lên chiếc thuyền vượt biên ôm theo người vợ gần đến ngày sinh, nhưng cả vợ và con anh ta đã làm mồi cho cá biển.

Cơn lũ lịch sử thì kéo tuột cả Phủ Tường vi của ông Hoàng thân trôi theo dòng sông ra biển, cả bàn thờ, hương án, lẫn Kim sách, gia phả cùng những nghi án, những thù hận và những mối tình. Cái lạnh đến ớn người đeo bám người đọc từ đầu đến cuối chặng đường của những kẻ sinh lạc thời. Vẫn là giọng văn riết róng và trật tự không - thời gian đảo lộn tùng phèo như một cơn mê dài của Nguyễn Khắc Phục.

Quả thật là đọc xong cả 3 cuốn tiểu thuyết thì người ta sẽ mệt nhoài và rất nhức đầu. Nhưng đó là sự mệt mỏi và đau đầu cần thiết. Vì không phải nhà văn nào và người đọc nào cũng chỉ thích văn “đẹp”. Cái nóng và cái lạnh của tinh thần công dân cũng có ích lắm cho văn chương.

THU HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

‘Niên lịch miền gió cát’ của kẻ không thể thiếu thiên nhiên

Tác giả, GS Aldo Leopold kể ông viết Niên lịch miền gió cát để 'chia sẻ niềm hân hoan cũng như trăn trở của một kẻ không thể sống thiếu thiên nhiên'.

‘Niên lịch miền gió cát’ của kẻ không thể thiếu thiên nhiên

Mùi bếp

Đi quanh quanh, nhớ mùi bếp, lúc nào tôi cũng dòm thử xem có khói bếp bay lên quấn quýt từ những căn bếp mà tôi đoán là thường ở phía sau những ngôi nhà, kiểu miền quê.

Mùi bếp

Chỉ đạo ‘nóng’ vụ bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy

Theo báo cáo của Công an phường Hương Long (quận Phú Xuân, TP Huế), Hồ Văn Phương Tâm - người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn - từng bị Tòa án nhân dân quận Tân Bình (TP.HCM) ra quyết định đi cai nghiện bắt buộc.

Chỉ đạo ‘nóng’ vụ bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy

Ngai vàng triều Nguyễn đẹp và tinh xảo cỡ nào trước khi bị bẻ gãy?

Ngai vàng đặt tại điện Thái Hòa được đánh giá là cổ vật còn khá nguyên vẹn và quan trọng bậc nhất của vương triều Nguyễn.

Ngai vàng triều Nguyễn đẹp và tinh xảo cỡ nào trước khi bị bẻ gãy?

Trên ruộng rau mơ mộng

Mỹ thuật trong sách thiếu nhi không nên đơn giản chỉ làm công việc minh họa cho câu chuyện mà còn tham gia phụ tác giả kể chuyện, làm nên sự hài hòa giữa văn bản và tranh.

Trên ruộng rau mơ mộng

Người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn có dấu hiệu loạn thần

UBND TP Huế đã có thông tin ban đầu về người bẻ gãy bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn.

Người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn có dấu hiệu loạn thần
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar