13/01/2017 08:17 GMT+7

Nông sản lạ hút hàng mùa tết

MAI VINH
MAI VINH

TTO - Các loại nông sản có yếu tố nhập ngoại như giống, công nghệ canh tác hoặc người nước ngoài tổ chức sản xuất ngay tại Đà Lạt đang được nhiều nhà bán lẻ và cả khách hàng cá nhân săn đón trong mùa tết năm nay do được đánh giá là sạch và đẹp.

Cà chua baby, cocktail với hơn 10 loại khác nhau đang được nhiều khách hàng đặt mua do dễ ăn như trái cây - Ảnh: Mai Vinh

Ghi nhận từ các nông trại cho thấy nông sản công nghệ nhập ngoại chủ yếu được mua dùng làm quà biếu, một số ít được dùng như trái cây để đãi khách.

Khoai tây, dâu tây, xà lách, cà rốt, cà chua, ớt Hà Lan, dưa Nam Mỹ giống nhập ngoại được sản xuất theo công nghệ sạch, thủy canh hoặc trên giá thể, đảm bảo độ an toàn nên được đặt hàng nhiều.

Hàng “gốc” Nhật được ưa chuộng

Những mặt hàng nông sản có giống nhập từ Nhật được nhiều nhà vườn tại Lâm Đồng tổ chức sản xuất do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, dù giá cao nhiều lần so với nông sản cùng chủng loại khác.

Chẳng hạn, dâu tây giống nhập từ Nhật do người Nhật canh tác ở Đà Lạt được chào bán trong dịp tết với giá gần 500.000 đồng/kg, cao gấp nhiều lần so với các loại dâu tây khác nhưng vẫn tiêu thụ rất tốt là một ví dụ.

Ngoài ra, các loại nông sản được sản xuất theo tiêu chuẩn nông sản chất lượng cao như thủy canh, trồng trên giá thể... cũng được nhiều người tiêu dùng quan tâm hơn.

Ông Nguyễn Văn Thành, chủ tịch HĐQT Công ty An Phú Đà Lạt, cho biết doanh nghiệp này dự kiến cung cấp cho thị trường tết năm nay khoảng 20.000 cây xà lách Nhật.

“Dù có giá cao gấp 3 lần xà lách thông thường nhưng vẫn được người tiêu dùng chọn mua, chủ yếu là những người thu nhập cao” - ông Thành nói.

Theo ông Thành, một khảo sát nhỏ đối với khách hàng thường xuyên mua tại 14 cửa hàng nông sản thuộc hệ thống An Phú cho thấy có đến hơn 80% khách hàng thích các loại nông sản giống ngoại nhập dù giá sẽ cao hơn, với lý do sẽ được dùng rau sạch hơn, ngon hơn, đẹp hơn và có chút lạ.

Theo ông Nguyễn Văn Cường - giám đốc Công ty Đà Lạt GAP, hơn 80% giống rau, củ của doanh nghiệp này đều là giống mới nhập từ Mỹ, Canada, Nhật, Hà Lan, trong đó có nhiều nông sản thế hệ mới như cà chua tí hon (baby), cocktail, dưa leo baby, củ cải đỏ tí hon, khoai tây tí hon...

Phần lớn các loại nông sản này đều có thể ăn sống như trái cây hoặc chế biến theo phương pháp truyền thống, thích hợp cho những người lười ăn rau củ.

Tương tự, Công ty Phong Thúy (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), chuyên cung ứng rau số lượng lớn cho các siêu thị, cũng dành một diện tích lớn trồng nông sản giống nhập ngoại phục vụ mùa tết năm nay.

“Chúng tôi cũng muốn thử bán nông sản lạ vào dịp tết để xem người tiêu dùng đón nhận như thế nào. Nếu tiêu thụ tốt sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng cho mùa tết năm sau” - ông Nguyễn Hồng Phong, giám đốc Công ty Phong Thúy, cho biết.

Giá cao nhưng không đủ hàng

Số liệu từ Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho thấy tổng diện tích nông sản canh tác theo hướng không trồng trực tiếp trên đất ở Lâm Đồng đến cuối năm 2016 đạt gần 800ha. Tuy nhiên, việc trồng rau trên các loại giá thể chỉ mới được áp dụng cho những loại nông sản đắt tiền như dâu tây, rau củ baby...

Ngoài canh tác các loại rau thông dụng trên giá thể, một số nông dân đầu tư vào công nghệ thủy canh - trồng rau bằng nước. Một số nông dân thậm chí còn sang tận Malaysia, Thái Lan học nghề và nhập thiết bị về canh tác.

Theo nhiều nhà vườn, các loại nông sản thủy canh rất dễ phân biệt với nông sản canh tác dưới mặt đất vì sạch về hình thức và rất đẹp. Bao bì những loại nông sản cao cấp ghi rõ xuất xứ, chỉ tiêu chất lượng.

Bà Phạm Thị Cúc (xã Đạ Nghịt, Lạc Dương, Lâm Đồng) cho biết hơn 4ha rau xà lách và các loại rau lá ăn được trồng bằng phương pháp thủy canh của gia đình bà đã được nhà phân phối và khách hàng quen đặt mua ngay khi vừa lên giống.

“Nhiều khách gọi điện đặt mua rau thủy canh và nông sản trồng trên giá thể cho dịp tết, nhưng chúng tôi chỉ có thể xin lỗi vì hết hàng” - bà Cúc cho biết.

Bà Nguyễn Thị Huệ, chủ trang trại Kim Bằng (P.7, Đà Lạt), cũng cho biết sau khi thu hoạch, các loại nông sản thủy canh không tốn nhiều công sức làm sạch trước khi đóng gói, bởi những sản phẩm này cơ bản đã sạch.

“Người dùng chỉ cần nhúng sơ qua nước là có thể dùng hoặc có thể ăn ngay sau khi tháo bao bì” - bà Huệ nói.

Giá bán các sản phẩm này cũng cao hơn các loại rau thường do chi phí sản xuất lớn hơn, nhưng được nhiều khách hàng ưa chuộng, chủ yếu các đơn hàng nhập rau thủy canh vào dịp tết để đưa vào giỏ quà tết.

“Những giỏ quà giá từ 700.000 đồng có đủ nông sản cho một gia đình dùng trong 3 ngày tết” - bà Huệ khẳng định.

Chị Nguyễn Quỳnh Nga (Q.Tân Phú, TP.HCM) cho biết gia đình chị thường xuyên mua củ cải, súp lơ, cải thảo giống Nhật do cảm thấy an tâm hơn, dù sản phẩm này được sản xuất tại VN.

“Việc người trồng chịu mày mò tìm giống mới cũng khiến tôi yên tâm, dù tôi không rành lắm về các tiêu chuẩn an toàn của nông sản” - chị Nga nói.

Tương tự, chị Hành Thị Tuyết Trinh (Q.3, TP.HCM) - người thường xuyên mua nông sản tại các cửa hàng do các chủ nông trại Đà Lạt mở ở TP.HCM, cho biết mùa tết năm nay gia đình chị quyết định chuyển sang mua các nông sản trồng trên giá thể hoặc thủy canh để đảm bảo an toàn, dù giá cao hơn các loại rau trồng theo phương pháp thông thường.

Ông Nguyễn Văn Sơn (giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng):

Tiêu thụ nhiều, giá sẽ giảm

Nhiều người tiêu dùng bắt đầu ưa chuộng nông sản có giống và công nghệ nhập ngoại là chuyện rất đáng mừng, cho thấy sự chăm chút kỹ hơn cho bữa ăn.

Thay vì chủ yếu dành tiền mua thịt nhưng lại xem nhẹ rau như trước, nhiều người tiêu dùng hiện có xu hướng chấp nhận bỏ tiền xứng đáng để mua nông sản sạch về sử dụng, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Khi nhiều người tiêu dùng chọn mua nông sản sạch, chấp nhận trả tiền xứng đáng cho những sản phẩm này, các nhà vườn cũng sẽ an tâm đầu tư vốn chuyển sang sản xuất sạch, thay vì sản xuất theo kiểu lạm dụng phân, thuốc như trước.

Và một khi được trồng đại trà, giá cả các loại nông sản sạch này sẽ giảm xuống mức phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng.

MAI VINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản

Lâm Đồng đề xuất Chính phủ cho phép giữ lại 50% nguồn thu từ khoáng sản, xin cơ chế đặc thù để phát triển hạ tầng và kêu gọi đầu tư sau sáp nhập với Bình Thuận, Đắk Nông.

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar