28/05/2025 18:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nông nghiệp chỉ còn con đường cải cách lớn do biến đổi khí hậu

Nếu không có những giải pháp ứng phó kịp thời, đến năm 2050 một nửa diện tích của vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ bị nhấn chìm trong nước biển.

nông nghiệp - Ảnh 1.

Nông nghiệp xanh là xu hướng tất yếu không thể đảo ngược - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thông tin cảnh báo trên được thạc sĩ Lê Năng Hùng (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP.HCM) đưa ra tại hội nghị giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi tại Việt Nam 2025 (Agri - AgroChemEx - Livestock Vietnam 2025) ngày 28-5 tại TP.HCM.

Ngành nông nghiệp cần cải cách cấp tốc

Theo ông Hùng, biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Ông dẫn chứng nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng từ 1,5 - 1,7 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp - một mức tăng khiến giới khoa học toàn cầu lo ngại về nguy cơ vượt ngưỡng kiểm soát.

Trong bức tranh khí hậu nhiều gam màu xám ấy, nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ông Hùng cho biết các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và mưa bão bất thường không chỉ xuất hiện ngày càng dày mà còn khốc liệt hơn trước. Tác động kéo theo là đất đai bạc màu, nứt nẻ, giảm sút nghiêm trọng khả năng canh tác; đồng thời làm bùng phát các loại sâu bệnh và vi khuẩn gây hại trên cả cây trồng lẫn vật nuôi.

Từ thực tế đó, ông khẳng định nông nghiệp xanh không còn là lựa chọn, mà là con đường bắt buộc.

Ông cũng thẳng thắn chỉ ra những nghịch lý vô trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. 

"Không thể tồn tại kiểu canh tác mà người nông dân trồng riêng rau sạch cho gia đình, còn phần đem bán thì lại phun thuốc trừ sâu tràn lan. 

Cũng không thể chấp nhận việc khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt, đánh bắt cả cá lớn lẫn cá bé, con cháu mai sau còn đâu tài nguyên?", ông Hùng nhấn mạnh.

Công nghệ sinh học là giải pháp trọng tâm

Theo ông Hùng, để nông nghiệp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học.

"Đây là giải pháp đột phá giúp tháo gỡ nhiều thách thức của ngành, như việc lai tạo thành công giống lúa chịu mặn - đáp án cấp thiết cho bài toán xâm nhập mặn đang ngày càng nghiêm trọng", ông Hùng chia sẻ.

Nông nghiệp chỉ còn con đường cải cách lớn do biến đổi khí hậu - Ảnh 3.

Ông Hồ Mộng Hải - Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam - chia sẻ về phát triển ngành chăn nuôi bền vững tại sự kiện - Ảnh: NHẬT XUÂN

Không chỉ trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng cần chuyển đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, an toàn và thân thiện môi trường.

Ông Hồ Mộng Hải (Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam) cho rằng việc kế thừa và áp dụng các thành tựu khoa học trong nước và quốc tế sẽ giúp ngành tạo ra sản phẩm đáp ứng xu hướng tiêu dùng "xanh" và bền vững.

Thực tế nhiều mô hình như heo thảo mộc, gà thảo mộc hay trứng an toàn… đang được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, ít phụ thuộc vào kháng sinh.

"Xu hướng tiêu dùng hiện nay đang nghiêng rõ rệt về các sản phẩm sạch, có nguồn gốc tự nhiên và gắn với giá trị bền vững. Đây là cơ hội lớn để ngành chăn nuôi Việt Nam tăng năng lực cạnh tranh, vừa phục vụ thị trường trong nước vừa mở rộng xuất khẩu, thậm chí có thể 'xuất khẩu tại chỗ' thông qua tiêu dùng của du khách quốc tế", ông Hải nhận định.

Triển lãm quốc tế nông nghiệp và chăn nuôi thúc đẩy phát triển bền vững

Từ ngày 25 đến 27-6, Triển lãm quốc tế chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC, quận 7, TP.HCM), với sự tham gia dự kiến của khoảng 400 doanh nghiệp đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ...

Sự kiện nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp trong nước tiếp cận công nghệ tiên tiến, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.

Bên cạnh hoạt động triển lãm, chương trình còn có hội thảo chuyên đề, kết nối giao thương với sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời cử tri về quy định dùng drone để phun thuốc sâu

Cử tri tỉnh Bến Tre đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các bộ, ngành sớm ban hành các quy định cụ thể đối với dùng máy bay không người lái (drone) để phun thuốc bảo vệ thực vật.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt buộc dùng xăng E10 từ ngày 1-1-2026 - Kỳ 1: Doanh nghiệp lo trở tay không kịp

Bộ Công Thương đang xây dựng lộ trình mới về việc phối trộn và sử dụng nhiên liệu sinh học, dự kiến áp dụng từ ngày 1-1-2026.

Bắt buộc dùng xăng E10 từ ngày 1-1-2026 - Kỳ 1: Doanh nghiệp lo trở tay không kịp

Tin tức sáng 16-7: ACV sẽ phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu; Đình chỉ tư cách hành nghề 3 kiểm toán viên

Một số tin tức đáng chú ý: 585.000 người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần; Xử phạt một công ty chứng khoán vì giao dịch 'chui' cổ phiếu; Bộ Y tế giám sát hoạt động phòng chống dịch bệnh tại TP.HCM...

Tin tức sáng 16-7: ACV sẽ phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu; Đình chỉ tư cách hành nghề 3 kiểm toán viên

App chứng khoán giả tung cổ phiếu rẻ bằng 1/5 thị trường, nhiều người mất tiền tỉ

Ba nạn nhân tại Hà Nội vừa trình báo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội về việc bị lừa đảo khi đầu tư chứng khoán trên ứng dụng SKSVIP.

App chứng khoán giả tung cổ phiếu rẻ bằng 1/5 thị trường, nhiều người mất tiền tỉ

Giá vàng thế giới bất ngờ đi xuống

Từ mức trên 3.366 USD/ounce, cuối ngày hôm nay, 15-7, giá vàng thế giới đã bốc hơi chỉ còn 3.344 USD/ounce.

Giá vàng thế giới bất ngờ đi xuống

Bán bún măng vịt giá 1 triệu đồng, chủ sạp nói do khách đòi 'nhiều thịt': Vẫn đình chỉ 3 ngày

Một sạp tại chợ Bến Thành (TP.HCM) bán 4 tô bún măng, 1 phần thịt vịt không xương, 1 dĩa gỏi với giá 1 triệu đồng vừa bị ban quản lý chợ đình chỉ kinh doanh. Tuy vậy, người bán cho rằng việc bán giá cao hơn niêm yết là do khách đòi "nhiều thịt".

Bán bún măng vịt giá 1 triệu đồng, chủ sạp nói do khách đòi 'nhiều thịt': Vẫn đình chỉ 3 ngày

Người chăn nuôi giấu dịch đang khiến dịch tả heo châu Phi lan rộng

Tình trạng giấu dịch bệnh tả heo châu Phi đang diễn ra dưới nhiều hình thức như người dân bán chạy, giết mổ chui, tiêu thụ nội bộ, vứt xác heo bừa bãi, báo cáo không đúng sự thật... Cùng đó, có sự lơ là của cán bộ thú y.

Người chăn nuôi giấu dịch đang khiến dịch tả heo châu Phi lan rộng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar