28/11/2019 10:54 GMT+7

Nông nghiệp châu Á 'cầu cứu' công nghệ

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Bộ mặt của nông nghiệp và thủy sản châu Á đang dần thay đổi nhờ công nghệ, trong bối cảnh nguồn lao động giá rẻ dồi dào ngày càng suy giảm.

Nông nghiệp châu Á cầu cứu công nghệ - Ảnh 1.

Trang trại nuôi heo sử dụng AI của CP Foods - Ảnh: Nikkei Asian Review

Theo báo Nikkei Asian Review của Nhật, lương tăng ở nhiều ngành công nghiệp đang hút mất nguồn lao động từ những ngành nghề truyền thống, đặc biệt là tại các quốc gia Đông Nam Á. 

Chẳng hạn, các bể nuôi tôm tự lọc nước hay các trang trại được quản lý bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đang giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động nông nghiệp ở khu vực châu Á.

Nhân công khan hiếm

Châu Á là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cung cấp gần một nửa lượng thịt heo cho thế giới. 

Trong khi đó, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan lại đóng góp 1/5 lượng thịt gà trên toàn cầu. Hơn ½ lượng tôm xuất khẩu cũng đến từ châu Á, theo Nikkei.

Dù vậy, khi các nền kinh tế tại châu Á càng phát triển, nguồn lao động dần tập trung về các nhóm ngành sản xuất và dịch vụ, thay vì nông nghiệp. Nikkei dẫn chứng rằng số nông dân Trung Quốc đã giảm 80 triệu người từ năm 2000 đến 2010. Đông Nam Á cũng có cùng xu hướng này.

Theo Ngân hàng MUFG của Nhật, lương trung bình theo tháng dành cho người lao động thông thường tại Bangkok (Thái Lan) đã tăng 71% trong vòng 1 thế kỷ, đạt 413 USD trong năm ngoái. Cùng lúc, con số này ở TP.HCM là 242 USD, tăng 150% trong cùng giai đoạn.

Những quốc gia nông nghiệp tại châu Á, cách làm nông truyền thống lại thường đòi hỏi nhiều sức người. 

Do đó, nông nghiệp và nghề cá thường thua xa các ngành sản xuất về sản lượng. Vì thế, hiện các tiến bộ về công nghệ kỹ thuật đang trở thành giải pháp cho 2 ngành nghề truyền thống này tại châu Á nói riêng, cũng như giúp ổn định chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu nói chung.

Giải pháp công nghệ

Charoen Pokphand Foods (CP Foods), công ty con của tập đoàn Thái Lan Charoen Pokphand, đã ra mắt trang trại nuôi heo được điều khiển bằng công nghệ AI tại tỉnh Nakhon Pathom hồi tháng 9 năm nay.

Khu vực này được CP Foods bảo mật nghiêm ngặt, không cho phép người không phận sự được vào trong. 

Đây là cách CP Foods ngăn người ngoài mang vi khuẩn từ đế giày của họ vào khu nuôi nhốt, từ đó có thể truy ra được nguồn bệnh nếu có dịch bùng nổ, nhằm phòng tránh trường hợp đáng tiếc của Trung Quốc. Dịch tả heo châu Phi đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng heo ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, hệ thống AI cũng giúp công ty theo dõi những cá thể ăn uống và vận động ít hơn trong đàn.

Hôm 25-11, Phòng Chiến lược và chính sách thương mại Thái Lan (TPSO) đã công bố ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) vào việc truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nông sản, nhằm xây dựng lòng tin đối với khách hàng. 

Cơ quan này cho biết sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch trên ngay khi nhận được ngân sách cho năm tài chính 2020. Theo dự kiến ban đầu, công nghệ này sẽ được thử nghiệm với sản phẩm gạo hữu cơ.

Tại Trung Quốc, nhà sản xuất XAG đã phát triển các loại máy bay không người lái có thể sử dụng phân tích điều kiện địa lý và thời tiết để tối ưu hóa việc phun thuốc trừ sâu và bón phân. Hãng này cũng có khả năng sử dụng AI để xác định thời điểm thu hoạch tốt nhất.

Tuy ứng dụng công nghệ đang là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề thiếu hụt lao động, giới chuyên gia cho rằng đây là giải pháp còn khá tốn kém đối với các nông hộ nhỏ lẻ. 

Bên cạnh đó, tầng lớp nông dân của châu Á cũng đang già hóa nhanh, khiến việc phổ cập công nghệ cho nhóm này trở nên khó khăn hơn.

Theo Nikkei, nếu mất đi lợi thế về nguồn lao động giá rẻ, châu Á sẽ gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển, có công nghệ tiên tiến.

AI, blockchain được tin dùng

Theo Nikkei, để bù đắp cho sự thiếu hụt nhân công, các doanh nghiệp đang ứng dụng AI, máy bay không người lái (drone) và cả công nghệ blockchain nhằm giúp công việc làm nông trở nên thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn.

Bỉ giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp sạch

TTO - Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp báo chung diễn ra ngay sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Bỉ Charles Michel tối 16-10, giờ Việt Nam.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar