07/11/2022 09:41 GMT+7

Nông dân Trung Quốc vay vốn ra sao?

NGỤY HOA TƯỜNG (tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM)
NGỤY HOA TƯỜNG (tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM)

TTO - Những năm gần đây, Trung Quốc đã sáng lập nhiều mô hình ủng hộ tài chính có hiệu quả trong quá trình xóa đói giảm nghèo và phát triển ngành nghề ở nông thôn.

Nông dân Trung Quốc vay vốn ra sao? - Ảnh 1.

Nông dân thu hoạch rau ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc tháng 5-2022 - Ảnh: Tân Hoa xã

Tài chính nông thôn là một trong những mô hình nêu trên, có thể lấy làm phương án tham khảo cho các nước đang phát triển.

Lấy chữ "nông" làm đầu

Công ty Bảo lãnh vay vốn phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn Đông (quê hương tôi) thực hiện chiến lược "tài chính nông thôn" giữa hơn 360 sản phẩm nông nghiệp và hơn 190 ngân hàng.

Kinh nghiệm quan trọng nhất là tháo gỡ nút cổ chai hạn chế nâng cấp và chuyển đổi nông nghiệp, thực hiện chuyển nguyên tắc "xem tài sản, xem chi thu ngân hàng, xem đồ thế chấp" với ngân hàng làm trung tâm sang "xem người, xem việc, xem phát triển" với hộ nông dân làm trung tâm, thúc đẩy cải cách cơ cấu nguồn cung của tài chính nông thôn.

Xây dựng cơ chế nông dân, chính quyền địa phương, ngân hàng, công ty bảo lãnh kết hợp với nhau, lấy chữ "nông" làm đầu, lấy nhân dân làm trung tâm, lấy việc nâng cấp chuyển đổi nông nghiệp làm hướng dẫn, liên kết lợi ích của ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy các yếu tố số tăng giá trị và trở thành tiền của, thúc đẩy nông dân có "quyền tiếng nói", "quyền chủ động" và "quyền thu lợi nhuận", sản sinh ra "4 hiệu quả".

Hiệu quả 1: Tài chính mang tính chính sách nhưng vận hành theo thị trường, để nông dân có quyền chủ động khi lựa chọn dịch vụ tài chính. Kiên trì "ưu đãi lãi suất, rủi ro cùng chia, không thu tiền đảm bảo, thống nhất tiêu chuẩn hàng hóa, số liệu chia sẻ theo pháp luật". Hợp tác với hơn 190 ngân hàng, trong đó 171 ngân hàng chia sẻ rủi ro theo tỉ lệ 3/7. Xây dựng ngân hàng trực tuyến phục vụ 24/24, công khai lãi suất và dịch vụ.

Hiệu quả 2: Tăng quy mô tài chính toàn diện giúp nông dân giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính. Đối với vấn đề nông dân phản ánh "những thứ ngân hàng đòi thì chúng ta không có, những thứ chúng ta có thì ngân hàng không chấp nhận", chúng tôi đi sâu vào hiện trường, nắm bắt quy luật nông nghiệp, xu thế thị trường, loại hình rủi ro, từ đó phát triển hơn 360 loại sản phẩm nông nghiệp "gần gũi với nhân dân, dễ thực hiện và kiểm soát".

Hiệu quả 3: Số liệu giúp nâng cao chất lượng hiệu quả dịch vụ. Xây dựng mặt bằng tăng trưởng tín dụng của chuỗi cung ứng số, hòa nhập dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối, tổng hợp dữ liệu của chính quyền, ngân hàng, dữ liệu đa chiều của ngành nghề, hình thành dữ liệu cấp tài chính và danh sách trắng khách hàng, lấy dữ liệu để định hướng, chống rủi ro.

Hiệu quả 4: Thông qua cơ chế liên kết lợi ích, cho nông dân tham dự phân phối trong chuỗi ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề sản xuất và tiêu thụ tách rời với nhau, vốn là nguyên nhân dẫn tới "tăng sản lượng không tăng nguồn thu" và vấn đề thương hiệu hóa thấp dẫn tới "chất lượng tốt giá không tốt".

Cạnh tranh là thuốc lành

Sau khi tìm hiểu mô hình tài chính nông nghiệp của các nước Kenya, Nepal, Bangladesh, Ấn Độ, Mali, tôi có một ấn tượng chung rằng tuy đã phục vụ cho một phần chủ thể thị trường trong một số tình cảnh, nhưng còn hạn chế về mặt cấu trúc. Tình cảnh nông nghiệp của các nước đang phát triển vẫn "ăn sinh nhờ trời", năng lực tự chủ phát triển yếu.

Người nông dân ở các nước này phải đối mặt với rủi ro và không xác định từ thiên nhiên, thị trường, quản lý, xã hội. Nếu họ "thu không bằng chi", ngân hàng không muốn cho vay vốn. Tài chính xóa đói giảm nghèo đa số không thể "chỉ người cách câu cá", trong khi tài chính thương mại phần lớn liên quan đến cầm cố, nhưng tại nông thôn thiếu đồ cầm cố có giá trị.

Các loại mô hình tài chính đều đối mặt với các thách thức chung, bao gồm: tiếp cận tài chính toàn diện có mâu thuẫn với tính thương mại của ngân hàng; cơ chế một ngân hàng thiếu tính cạnh tranh; không có đối sách đối với các rủi ro và tình hình khó đoán; không có khả năng thu gom, áp dụng dữ liệu chân thật và đáng tin; và cuối cùng là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp không dung hòa, thiếu liên kết.

Công ty Bảo lãnh vay vốn phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn Đông từ góc nhìn bên ngoài tài chính để nhìn nhận tài chính, giải quyết một cách hệ thống những vấn đề nan giải mang tính cấu trúc.

Một là thực hiện công cụ tài chính chính sách vận hành theo cơ chế thị trường, thực hiện chiến lược các bên "cùng thắng", bảo đảm nông dân, chính quyền, ngân hàng, công ty bảo lãnh đều hưởng lợi. Công ty kiên trì nguyên tắc tính chính sách, không lấy lợi nhuận làm mục đích. Lãi suất hợp tác của ngân hàng tuy thấp nhưng cho vay được nhiều. Công ty bảo lãnh được hưởng lợi thông qua tăng cường kỹ thuật số và quản lý rủi ro. Ngân hàng đã hoàn thành nhiệm vụ tài chính phục vụ xã hội và lại có lợi nhuận nhất định.

Hai là thúc đẩy cải cách cơ cấu nguồn cung của tài chính nông thôn, thực hiện nhiều loại hình và nhiều tầng cấp của đơn vị tài chính đua nhau ủng hộ nông nghiệp. Cạnh tranh là thuốc lành, có thể buộc ngân hàng phải giảm lãi suất, nâng chất lượng phục vụ, đồng thời tránh ngân hàng đẩy khách hàng tín dụng thấp cho công ty bảo lãnh.

Ba là cố gắng thực hiện "nhận diện bom và tháo gỡ bom" chính xác trong việc quản lý rủi ro. Bốn là xây dựng mặt bằng tăng tín dụng chuỗi cung ứng số, thực hiện cơ chế liên kết nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Tất cả những điều này đã góp phần đặt lại nền móng vững chắc và chủ thể thị trường cho sự phát triển sáng tạo bền vững trong lĩnh vực hỗ trợ tài chính nông thôn.

Hiệu quả qua những con số

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, chiến lược "tài chính nông thôn" của Công ty Bảo lãnh vay vốn phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn Đông đã hỗ trợ hơn 150.000 hộ nông dân với lãi suất bình quân 5%, giảm chi phí lãi suất trung bình khoảng 50.000 nhân dân tệ (173 triệu đồng) cho mỗi hộ, tỉ lệ do công ty bảo lãnh giúp chi trả chỉ chiếm 0,22%.

Trung Quốc nêu 23 biện pháp cứu doanh nghiệp, nông dân lao đao vì dịch

TTO - Sau các đợt bùng phát và phong tỏa do dịch COVID-19 gần đây, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã công bố hàng chục biện pháp đễ hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

NGỤY HOA TƯỜNG (tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil

Chiều 4-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời Hà Nội, lên đường đến Brazil dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng và có các hoạt động song phương tại Brazil.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil

8 cảnh sát bị thương do nổ trạm xăng ở Rome

Ngày 4-7, một trạm xăng ở thủ đô Rome (Ý) đã phát nổ, khiến ít nhất 8 cảnh sát và 1 lính cứu hỏa bị thương, hư hại nhiều tòa nhà lân cận.

8 cảnh sát bị thương do nổ trạm xăng ở Rome
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar