08/09/2019 13:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nông dân Hà Tĩnh xót xa cắt lúa lên mầm sau mưa lũ

DOÃN HÒA
DOÃN HÒA

TTO - Ngập chìm trong nước lũ nhiều ngày, hàng ngàn hecta lúa của người dân Hà Tĩnh bị lên mầm. Người dân xót xa cắt lúa về phơi nhưng hàng tấn lúa vẫn phải đổ bỏ vì gia súc, gia cầm không ăn được.

Nông dân Hà Tĩnh xót xa cắt lúa lên mầm sau mưa lũ - Ảnh 1.

Lúa của người dân huyện Can Lộc, Hà Tĩnh bị lên mầm - Ảnh: DOÃN HÒA

Sáng 8-9, trên các cánh đồng lúa ở huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân, Hà Tĩnh tấp nập cảnh người dân ra đồng gặt lúa sau đợt mưa lũ. Hai ngày qua, Hà Tĩnh không còn mưa nên nước trên các sông rút nhanh.

Những cánh đồng ngập nước rút dần, để lộ những mảnh ruộng trắng xóa bùn. Nhiều diện tích lúa người dân không kịp gặt "chạy lũ" ngâm no nước.

Từng đám lúa nằm rạp dưới nước, khó khăn lắm mới có thể đưa liềm vào vớt cắt. Hàng ngàn tấn lúa chưa kịp phơi cũng mốc meo, nảy mầm vì mưa kéo dài nhiều ngày.

Nhìn mảnh ruộng chưa kịp thu hoạch đang ngâm trong nước, chị Phạm Thị Tịnh (32 tuổi, ngụ thôn 6, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc) không khỏi chua xót.

"Vụ hè thu này gia đình tôi làm gần 1 mẫu ruộng, thấy lúa phát triển tốt, bông đều và chắc, cứ nghĩ sẽ được một mùa bội thu. Nào ngờ mưa lớn do ảnh hưởng bão số 4 và áp thấp nhiệt đới dồn dập làm lúa hư gần hết", chị Tịnh buồn bã nói.

Hay tin áp thấp nhiệt đới, gia đình chị gặt vội được hơn 3 sào với phương châm "xanh nhà hơn già đồng". Thế nhưng gần 1 tấn lúa đem về không phơi được vì mưa liên tục cũng nảy mầm. Mấy ngày qua, chị Tịnh vừa tất tả ra đồng xem nước lũ rút để vớt vát số lúa chưa thu hoạch lại vừa canh trời nắng để phơi lúa.

"Đầu năm học của các con, cả nhà đều trông chờ vào mấy sào lúa này, giờ lũ về cuốn sạch. Lúa nảy mầm đem xay trâu bò cũng không ăn đành phải đổ bỏ", chị Tịnh ruơm ruớm nước mắt.

Nông dân Hà Tĩnh xót xa cắt lúa lên mầm sau mưa lũ - Ảnh 2.

Người dân Hà Tĩnh đang "chạy đua" với thời tiết để phơi lúa - Ảnh: DOÃN HÒA

Trời vừa hửng nắng, dọc các đường làng, nhà văn hóa thôn đến sân trường học, trụ sở UBND xã đều được bà con tận dụng làm nơi phơi lúa.

Vừa rải ba bao lúa ra phơi, anh Nguyễn Thế Toàn (36 tuổi, ngụ xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc) cho biết: "Công sức ba tháng trồng, tiền giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh những tưởng đến ngày thu hoạch sẽ bù lại. Nhưng mưa lũ dồn dập, lúa vừa độ chín đổ rạp hết. Số lúa đã nảy mầm thì không cứu được, số còn lại gia đình cũng mong trời nắng để vớt vát lại phần nào".

Nghe tin dự báo thời tiết nắng có thể chỉ kéo dài đến ngày 9-9 nên gia đình anh Toàn và nhiều hộ nông dân ở Hà Tĩnh đang "chạy đua" với trời, phơi phóng lúa trước khi đợt mưa mới kéo đến.

Theo ngành nông nghiệp Hà Tĩnh, vụ hè thu toàn tỉnh gieo trồng hơn 45.500ha lúa. Đợt mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 4 và áp thấp nhiệt đới đã làm gần 2.000ha lúa bị ngập úng. Các địa phương đang thống kê thiệt hại để hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Nông dân Hà Tĩnh xót xa cắt lúa lên mầm sau mưa lũ - Ảnh 3.

Ngày 7-9, dù không còn mưa, hàng trăm hecta lúa của người dân ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh vẫn ngập chìm trong nước - Ảnh: DOÃN HÒA

Nông dân Hà Tĩnh xót xa cắt lúa lên mầm sau mưa lũ - Ảnh 4.

Người dân nóng ruột ra thăm đồng chờ nước rút để gặt lúa - Ảnh: DOÃN HÒA

Nông dân Hà Tĩnh xót xa cắt lúa lên mầm sau mưa lũ - Ảnh 5.

Chị Phạm Thị Tịnh - 32 tuổi, ngụ thôn 6, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc không khỏi chua xót khi nhiều tấn lúa bị nảy mầm - Ảnh: DOÃN HÒA

Nông dân Hà Tĩnh xót xa cắt lúa lên mầm sau mưa lũ - Ảnh 6.

Lúa vừa được gặt vẫn còn ngậm no nước - Ảnh: DOÃN HÒA

Nông dân Hà Tĩnh xót xa cắt lúa lên mầm sau mưa lũ - Ảnh 7.

Người dân hối hả đưa lúa về nhà - Ảnh: DOÃN HÒA

Nông dân Hà Tĩnh xót xa cắt lúa lên mầm sau mưa lũ - Ảnh 8.

Bà con nông dân Hà Tĩnh tất bật phơi lúa sau khi mưa lũ dứt - Ảnh: DOÃN HÒA

Nông dân Hà Tĩnh xót xa cắt lúa lên mầm sau mưa lũ - Ảnh 9.

Anh Nguyễn Thế Toàn - 36 tuổi, ngụ xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đảo lúa khi nắng lên - Ảnh: DOÃN HÒA

phothutuongvuongdinhhue

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tặng quà của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho bà con vùng lũ Hương Khê, Hà Tĩnh - Ảnh: TƯỜNG CÔNG

Chiều 7-9, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã về Hà Tĩnh kiểm tra công tác khắc phục hậu quả và tặng quà các gia đình bị ảnh hưởng do mưa lũ tại xã Phương Mỹ (Hương Khê).

Ông Huệ yêu cầu các lực lượng cần khẩn trương hỗ trợ các trường học, gia đình chính sách, nhân dân với phương châm "nước rút đến đâu, khắc phục hậu quả đến đó".

Sớm có phương án khôi phục sản xuất, giúp dân ổn định cuộc sống. Các cấp ngành liên quan cần chú ý vệ sinh môi trường, đề phòng dịch bệnh sau bão lũ.

Về lâu dài, tỉnh Hà Tĩnh cần có phương án hỗ trợ nhân xã Phương Mỹ xây dựng nhà tránh lũ.

Hà Tĩnh còn 2 xã bị cô lập hoàn toàn, dân vẫn phải chèo xuồng đi lại

TTO - Đến chiều 6-9, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh vẫn còn 6 xã bị ngập và chia cắt. "Rốn lũ" Phương Mỹ vẫn còn 200 nhà dân bị ngập.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai lại thêm 2 vụ lãnh đạo xã cho cưa bán cây xanh trong trụ sở

Khi vụ chặt bán 7 cây xà cừ trong khuôn viên phường Cheo Reo chưa kịp lắng xuống, dư luận lại phát hiện thêm 2 vụ cưa bán cây xanh tại 2 xã của tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định cũ.

Gia Lai lại thêm 2 vụ lãnh đạo xã cho cưa bán cây xanh trong trụ sở

168 điểm đăng ký xe tại TP.HCM, được đăng ký tại công an phường, xã, đặc khu

Ngày 8-7, đại diện Phòng cảnh sát giao thông (PC08) Công an TP.HCM cho biết từ ngày 1-7, Công an TP.HCM chính thức triển khai việc phân cấp đăng ký xe tại tất cả công an các phường, xã, đặc khu.

168 điểm đăng ký xe tại TP.HCM, được đăng ký tại công an phường, xã, đặc khu

Đấu giá 21 lô đất liền kề ở phường Thanh Đức, Vĩnh Long thiếu tính cạnh tranh

Việc đấu giá 21 lô đất tại phường Thanh Đức, tỉnh Vĩnh Long (huyện Long Hồ cũ) có sai phạm khi cá nhân bị hạn chế tham gia, thiếu tính cạnh tranh.

Đấu giá 21 lô đất liền kề ở phường Thanh Đức, Vĩnh Long thiếu tính cạnh tranh

Sáp nhập Ban quản lý chợ Bến Thành, chợ Dân Sinh và chợ Thái Bình

Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành Hoàng Thị Tố Nga cho biết sắp tới phường Bến Thành (TP.HCM) sẽ sáp nhập 3 ban quản lý chợ gồm chợ Bến Thành, chợ Dân Sinh và chợ Thái Bình.

Sáp nhập Ban quản lý chợ Bến Thành, chợ Dân Sinh và chợ Thái Bình

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Dãy số trên thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa như thế nào, nhìn thông tin có thể biết được mức hưởng.

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Vụ cháy tại cư xá Độc Lập: Nguyên nhân do chập đường điện người dân tự đấu nối

Nguyên nhân bước đầu xác định là do đường dây dẫn điện cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện do chủ căn hộ tự đấu nối bị chạm chập, gây cháy.

Vụ cháy tại cư xá Độc Lập: Nguyên nhân do chập đường điện người dân tự đấu nối
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar