08/05/2012 02:00 GMT+7

Nỗi lòng biết tỏ cùng ai?

tunglam-htv@...
tunglam-htv@...

TTC - Chị Chòe thân mến, em đang trong tình trạng cưới nhầm một… “văn vợ” và có khả năng em bị biến thành… “thị chồng”.

Vợ em ngày càng mạnh mẽ, lên chức vù vù, nói chuyện tràn đầy phong cách lãnh đạo; còn em ngày càng… tiều tụy vì phải thay vợ chăm sóc chuyện nhà cho cô ấy yên tâm công tác. Em không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ rơi vào hoàn cảnh éo le này. Làm sao để tình cảnh của vợ chồng em không hóa thành bi đát chị ơi?!

Phóng to

- Ôi, mấy bà làm lãnh đạo ít ai còn giữ được nữ tính, cho nên BS Đỗ Hồng Ngọc mới ao ước: Mong cho đàn bà vẫn là đàn bà! Chẳng may em “dính” vào thì thôi em ạ, số nó thế đành phải chấp nhận thế, cho nó lành. “Đảo chính” làm gì, mệt thân. Muốn làm “văn vợ” thì cứ cho làm, lãnh hết nhiệm vụ cao quý đi, lo hết đi. “Thị chồng” thì đã sao, miễn gia đình êm ấm là được. Ai thương em bằng vợ em, nghĩ lại coi! Và ai thương vợ em bằng em, đúng không? Thế thì làm sao “có điều kiện” để bi đát? Em đừng nghĩ quẩn, cứ bằng lòng với “vai diễn” trời cho, nhé!

Đọc báo thấy nhiều vụ án vợ-chồng mà em ớn lạnh. Thí dụ như: gọi chồng mà chuông reo hoài, chồng không bắt máy, vợ điên tiết lên… đâm chồng chết ngắc. Khiếp, em hồi hộp quá! Chẳng biết ngày sau sẽ ra sao… Hic!

- Hồi hộp chẳng cứu vãn được… chồng! Rút kinh nghiệm, em ơi. Mỗi khi nghe chuông điện thoại reo, chưa biết ai, cứ bắt máy, cho chắc ăn. Nếu cú gọi đó là của vợ thì hú hồn! Cầu trời phù hộ cho em!

Chuyện này trầm trọng lắm chị Chòe! Em không nói đùa với chị đâu nhe. Nhưng chỉ là… thí dụ thôi. Em có nên… “ăn chả” để trả thù chồng, vì ổng đã “ăn nem”? Chị phải nói thiệt bụng à, chứ không phải nói để đăng báo nhe!

- Rõ ràng chuyện “ăn chả” của em chẳng hề… ngon lành gì, vì rặt màu sắc thù hận! Có khi chỉ chăm chăm chuyện cho “thằng chả” biết tay mình mà lại xơi nhằm “chả” chẳng ra gì, thế mới chết. Còn chồng em, hoàn cảnh “ăn nem” của ông thường là vì “nem” hơi bị… ngon, “nem” quyến rũ ổng, buộc ổng phải sa lầy. Tội gì em phải thế. Còn con cái nữa, chúng nó nhìn ba mẹ như thế nào? Em ơi, ông bà mình có lý lắm khi nói: trộm vàng chết chém cho cam/ trộm một nắm cám cũng mang tiếng đời. “Ăn chả” vậy có nên không, chắc em đã tự trả lời được, hén.

Hai người cứ không gặp nhau thì nhớ nhung này kia đó nọ lung tung hết cả lên, nhưng than ôi, khi gặp nhau, nói chưa đâu vào đâu - nghĩa là chưa đã nỗi nhớ nhung - thì ôi trời, cãi nhau tưng bừng hoa lá. Trăm lần như một. Vậy tóm lại hai người đó có thể sống chung với nhau được không?

- Được quá đi chớ. Nếu như hai người đó thấy rằng đời có cãi nhau mới vui! Và họ cho rằng khi không cãi nhau thì coi như họ đã… chết!

Vợ em thật buồn cười. Cứ hễ về đến nhà là lao vào việc nhà, rồi rối rít kêu chồng làm cái này, con làm cái kia. Rầm rầm rộ rộ suốt cho tới cả nhà ngồi vào bàn cơm mới thôi. Sau đó, lại tiếp diễn cảnh í a í ới, buốt cả óc, cho tới giờ đi ngủ mới lắng lại. Vợ em bị làm sao vậy chị Chòe? Có cách nào để vợ em giảm bớt “hào khí” không?

- Đích thị vợ em là… trung tâm xúc tiến việc làm. Bệnh phổ biến của những bà nội trợ vừa phải đi làm, vừa đê đê việc nhà. Sở dĩ xảy ra tình trạng đó, có thể là vì cổ muốn mọi người trong nhà đều chia sẻ công việc nhà cho… vui, hoặc cũng có thể vì mấy cha con làm biếng quá, nên cổ phải “hò hét”. Để giảm bớt sự hừng hực của vợ, chỉ có một cách duy nhất, mấy cha con tự giác xúm vô làm phụ, mỗi khi thấy “nội tướng” xắn tay áo… vào bếp!

Phóng to

Tuổi Trẻ Cười số 451 (1-05-2012) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

tunglam-htv@...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

​Mừng năm Bính Thân - bàn chuyện khỉ khọt

TTC - Trong tiếng Việt, từ khỉ thường mang sắc thái tiêu cực, không mấy hay ho gì.

​Mừng năm Bính Thân - bàn chuyện khỉ khọt

​Khỉ Thất Sơn

TTC - Loài khỉ sống gắn liền với núi rừng, ở miệt Cà Mau khỉ sống trong rừng đước, rừng tràm; còn ở An Giang khỉ sống trên núi. Trên núi có rừng, có cây ăn quả, có hang động nên khỉ sống thành bầy đàn và khá “an cư lạc nghiệp”.

​Khỉ Thất Sơn

Quen mắt quen tay!

Vạn sự trên đời đều bắt đầu từ thói quen, cũng như thoạt kỳ thủy loài người đi bằng tứ chi rồi nâng cấp dần lên thành chân ra chân, tay ra tay vậy.Từ hôm loài người phát hiện ra đôi tay có công dụng riêng, phiền toái bắt đầu.

Quen mắt quen tay!
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar