31/01/2012 08:00 GMT+7

Nỗi lo người tâm thần gây án

LAN ANH
LAN ANH

TT - Trong năm 2011 vừa qua, liên tiếp xuất hiện các vụ án mạng, trong đó hung thủ là người bệnh tâm thần. Họ không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng câu hỏi về sự an toàn cho xã hội vẫn còn bỏ ngỏ.

Phóng to
Một người tâm thần ngủ qua đêm trên hè phố Trần Bình Trọng, Hà Nội - Ảnh: Châu Anh

Bác sĩ La Đức Cương, giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1, kể một số vụ án thương tâm, trong đó có vụ Nguyễn Văn Mạnh (ở Ứng Hòa, Hà Nội) dùng giấy ướt chặn đường thở giết vợ và hai con nhỏ cuối tháng 9-2011. Trước đó, hôm 16-8-2011, bệnh nhân Vũ Tiến Thành ở Phú Xuyên, Hà Nội vốn bị rối loạn tâm thần do uống rượu quá nhiều đã đến khám tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư và được khuyên nhập viện, nhưng cả hai vợ chồng bệnh nhân đều từ chối. Chiều cùng ngày, Thành đã chém chết vợ và hai con tại nhà vì không kiểm soát được hành vi. “Tôi đã thấy bất thường ngay từ lúc cả hai vợ chồng bệnh nhân từ chối nhập viện, nhưng không ngờ sự việc xảy ra quá nhanh” - ông Cương nói.

Mối lo... người tâm thần khỏi bệnh

Tháng 10-2011, cả xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đều kinh hãi bởi Hà Văn Pẩu, bệnh nhân tâm thần từng giết hại và ăn thịt trẻ con năm 2008, được... khỏi bệnh về nhà, sau ba năm điều trị tại Viện Giám định pháp y tâm thần T.Ư. Thuộc diện bắt buộc điều trị, Pẩu chỉ được ra viện khi có người nhà tiếp nhận, nhưng cả hai người anh em của Pẩu lại chối đây đẩy vì họ lam lũ cả ngày ngoài đồng ruộng, không thể trông giữ anh. Bệnh viện cho là đã điều trị ổn định cho Pẩu, nhưng ngoài cộng đồng ai cũng lo sợ.

Gia đình từ chối, dân làng hoang mang, cuối cùng giải pháp tạm thời là chính quyền phối hợp với gia đình đưa Pẩu... trả lại bệnh viện. Ông La Đức Cương than thở bệnh viện - nơi Pẩu được chuyển đến - không phải là nơi điều trị cho Pẩu trước đây, quy chế về điều trị bắt buộc mới chưa có thông tư hướng dẫn, rất khó khăn về kinh phí và tính pháp lý, nhưng rồi ông vẫn quyết định nhận điều trị tạm thời cho Pẩu thêm hai tháng. “Với liều điều trị duy trì, bệnh nhân Pẩu đang có sức khỏe ổn định và hiện đã hết thời hạn hai tháng, nhưng do hiện nay không ai đến đón về nên tạm thời chúng tôi vẫn để bệnh nhân ở lại” - ông Cương nói hôm 30-1.

Theo ông Cương, bệnh nhân thuộc nhóm bắt buộc chữa bệnh như Hà Văn Pẩu cần quy định đặc biệt, chẳng hạn chỉ được cho ra viện nếu cơ quan trưng cầu (thường là viện kiểm sát, tòa án, công an) cho phép, có sự chấp thuận của người nhà. Mặt khác, nếu để những người như vậy ở bệnh viện mãi thì chi phí điều trị do bên nào chi trả cũng chưa có hướng dẫn cụ thể. Trong khi bệnh nhân tâm thần dù đã được điều trị ổn định vẫn có nguy cơ tái phát, có thể có lúc gây nên hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Thiếu giường bệnh

Theo tính toán của Bộ Y tế, hiện bình quân toàn quốc có 12 giường bệnh/100.000 dân cho bệnh nhân tâm thần. Nếu tính cả số giường bệnh dành cho bệnh nhân tâm thần đã được điều trị ổn định, cần duy trì quản lý tại các trung tâm của ngành lao động - thương binh và xã hội thì tổng số có trên 19 giường/100.000 dân, trong khi yêu cầu tối thiểu phải có 30 giường bệnh/100.000 dân cho bệnh nhân tâm thần. Điều này cho thấy hiện trạng thiếu giường bệnh là rất bức xúc. Thông thường nếu bệnh nhân đã được điều trị ổn định, có gia đình đón về thì bệnh nhân sẽ được về, trong khi người nhà thường không đủ kiến thức hỗ trợ tâm lý, theo dõi thời điểm người bệnh bộc phát bệnh trở lại.

Theo bác sĩ Cương, gia đình có người thân có biểu hiện rối loạn tâm lý, cảm xúc, hành vi... rất cần đưa người nhà đến bệnh viện điều trị. Ông Cương cũng cho biết xu hướng chung hiện nay là cộng đồng hóa, đưa người bệnh tâm thần đã được điều trị ổn định về địa phương. Hiện mới có 8.000 xã có thể quản lý điều trị người bệnh tại cộng đồng, còn 4.000 xã chưa quản lý được. Tuy nhiên, theo quy chế và khả năng tài chính hiện nay thì bệnh nhân tâm thần được điều trị ổn định sẽ phải cho ra viện. Như trường hợp của Hà Văn Pẩu là trường hợp rất đặc biệt mới được điều trị tại bệnh viện đến hơn ba năm.

Nhà nước không chịu trách nhiệm

Theo quy định pháp luật, khi người mắc bệnh tâm thần bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con của người đó sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên. Trường hợp người mắc bệnh tâm thần không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú có trách nhiệm cử hoặc đề nghị người giám hộ.

Người giám hộ được cử có thể là người thân thích như anh chị em hoặc ông bà của người mắc bệnh tâm thần nhưng phải được sự đồng ý của người được cử (nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005). Trong trường hợp không cử được người giám hộ, UBND có thể đề nghị một tổ chức chính trị xã hội (hội liên hiệp phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên...) làm giám hộ. Như vậy, mặc dù người mắc bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 13 Bộ luật hình sự, nhưng nếu người giám hộ không chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại do người mắc bệnh gây ra. Tài sản dùng để bồi thường thiệt hại là tài sản của người bệnh, nếu người bệnh không có tài sản hoặc không đủ tài sản thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình (điều 606 Bộ luật dân sự).

Đối với cơ sở khám chữa bệnh tâm thần, nếu không đáp ứng quy định phải có số giường bệnh tối thiểu và từ chối tiếp nhận người bệnh, cơ sở khám chữa bệnh đó phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do người mắc bệnh gây ra.

Tháng 7-2011, Chính phủ đã ban hành nghị định 64/2011/NĐ-CP về việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần. Tuy nhiên, việc chữa bệnh bắt buộc này chỉ được áp dụng từ giai đoạn điều tra theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tức là khi đã có hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Ngoài ra, không thấy văn bản pháp luật nào khác quy định người nào, cơ quan nào... có trách nhiệm đưa người mắc bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh điều trị, cơ sở khám chữa bệnh phải tiếp nhận người mắc bệnh hay cơ quan có thẩm quyền bắt buộc người mắc bệnh tâm thần phải điều trị để ngăn ngừa người mắc bệnh tâm thần có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Nói một cách khác là không tìm ra bóng dáng trách nhiệm của Nhà nước khi không xây dựng đủ cơ sở vật chất để quản lý và điều trị người bị bệnh tâm thần, để cho người bệnh tâm thần thực hiện hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chống buôn lậu, hàng giả 22-5: Đề xuất cấm 'quảng cáo lố' đối với mỹ phẩm

Đà Nẵng thu gần 2.000 sản phẩm không rõ xuất xứ gắn nhãn hiệu nổi tiếng ở các phố du lịch; Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng ngôn từ quảng cáo lố trong quảng cáo mỹ phẩm; Bắt nhiều vụ vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc...

Chống buôn lậu, hàng giả 22-5: Đề xuất cấm 'quảng cáo lố' đối với mỹ phẩm

Con gái bị cha chồng la mắng, cha ruột đang nằm viện vác dao đâm ông thông gia

Bực tức vì con gái bị cha chồng la mắng, Nguyễn Quang Tân khi đó dù đang nằm viện đã vác dao tìm đến nhà, đâm ông thông gia trọng thương.

Con gái bị cha chồng la mắng, cha ruột đang nằm viện vác dao đâm ông thông gia

Tài xế xe tải chạy ẩu, lấn làn trên đường đèo Quy Nhơn - Sông Cầu bị phạt

Công an tỉnh Bình Định đã mời làm việc tài xế chạy ẩu, lấn làn trên quốc lộ 1D (đường Quy Nhơn - Sông Cầu) đoạn qua phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn mà Tuổi Trẻ Online đã thông tin và xử phạt ông 5 triệu đồng.

Tài xế xe tải chạy ẩu, lấn làn trên đường đèo Quy Nhơn - Sông Cầu bị phạt

Tài xế dương tính với ma túy lãnh án vì gây tai nạn làm 4 mẹ con tử vong

Tài xế Đàm Văn Lương lái xe ben chở 34 tấn, gấp 3 lần tải trọng, hết hạn đăng kiểm gây tai nạn làm bốn mẹ con ở Hà Nội tử vong. Xét nghiệm tài xế dương tính với ma túy khi lái xe.

Tài xế dương tính với ma túy lãnh án vì gây tai nạn làm 4 mẹ con tử vong

Chủ quán karaoke bắt giữ, đánh đập các nữ tiếp viên vị thành niên

Nhóm tiếp viên nữ mới 16 tuổi bị chủ quán karaoke tại thị trấn Ia Kha (huyện Ia Grai, Gia Lai) đánh đập nên bỏ trốn nhưng bị bắt lại rồi ép tiếp tục phục vụ khách.

Chủ quán karaoke bắt giữ, đánh đập các nữ tiếp viên vị thành niên

Phát hiện cơ sở cầm đồ 'chui' ở Phú Quốc tàng trữ dao, kiếm

Công an tỉnh Kiên Giang vừa phát hiện một cơ sở cầm cố tài sản ở Phú Quốc không có giấy phép hoạt động, cho vay và tàng trữ nhiều dao tự chế.

Phát hiện cơ sở cầm đồ 'chui' ở Phú Quốc tàng trữ dao, kiếm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar