01/08/2024 10:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nối đuôi nhau đi ngược chiều, đường hai chiều thành một chiều

Cứ mỗi khung giờ cao điểm sáng chiều, người dân lại ngán ngẩm với dòng xe đi ngược chiều, lấn làn từ nội ô ra ngoại ô. Thậm chí một số đoạn đường hai chiều bị biến thành một chiều do vấn nạn này.

Nối đuôi nhau đi ngược chiều, đường hai chiều thành một chiều- Ảnh 1.

Đường Nguyễn Văn Tăng, thành phố Thủ Đức mỗi khi kẹt xe là người dân lấn qua như đường một chiều - Ảnh: MXH

Hiện nay trên các tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe vào khung giờ cao điểm sáng, chiều, dễ thấy tình trạng đi ngược chiều để vượt lên.

Cứ kẹt xe là đi ngược chiều

Như các tuyến đường Nguyễn Văn Tăng, Nguyễn Xiển, Lã Xuân Oai tại thành phố Thủ Đức thường xuyên xảy ra ùn tắc, người đi ngược chiều thành đoàn dài.

Ba tuyến đường này dẫn vào Khu công nghệ cao, dẫn ra khu vực trung tâm thành phố Thủ Đức hoặc đi các quận, huyện khác nên mỗi buổi sáng các xe thường ùn tắc ở hướng đi ra, còn hướng ngược lại thông thoáng hơn.

Do không có dải phân cách nên thường xuyên xảy ra tình trạng người đi hướng ra lấn qua làn đường chiều ngược lại. Người này thấy người kia lấn cũng bắt chước đi theo, biến con đường hai chiều thành đường một chiều.

Còn những người đi hướng vào mặc dù đang đi trên làn đường của mình nhưng phải đi nép sát vào lề, thậm chí leo lề vì làn đường đã bị lấn gần hết.

Chị Ngọc Hoa (sống trên đường Nguyễn Văn Tăng) cho biết buổi sáng người dân đổ ra đường Nguyễn Văn Tăng để đi về đường Lê Văn Việt rất đông. Do trên đường này có một trường THPT, buổi sáng lực lượng của phường Long Thạnh Mỹ thường điều tiết để các thầy cô, học sinh đi từ Lê Văn Việt rẽ trái vào trường nên các xe từ bên trong đi ra phải dừng lại nhường.

Do lượng xe quá đông nên dẫn tới cảnh ùn tắc kéo dài, từ đó nhiều người thấy làn chiều ngược lại đang trống xe nên lấn qua.

"Ở đây sáng nào cũng kẹt xe, có hôm cả tiếng đồng hồ chưa đi hết đoạn đường gần 2km này. Sáng thì kẹt hướng đi ra, chiều người dân đổ về thì kẹt hướng đi vô", chị Hoa nói.

Nối đuôi nhau đi ngược chiều, đường hai chiều thành một chiều- Ảnh 2.

Đoàn xe máy đi ngược chiều trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp - Ảnh: MXH

Tương tự, một số tuyến đường trong nội thành như: Phan Văn Trị, Nguyễn Văn Đậu, Lê Quang Định (quận Bình Thạnh), Đinh Tiên Hoàng, Lê Duẩn (quận 1)… cũng thường xuyên xảy ra tình trạng nhiều xe máy lấn qua làn đường chiều ngược lại mỗi khi bị ùn tắc.

Thậm chí một số đoạn đường có cả dải phân cách như: Hai Bà Trưng (quận 1), Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) nhiều người cũng cố băng lấn qua rồi chạy sát dải phân cách vượt lên. Có hôm đoàn xe đi ngược chiều gặp phải ô tô đang đi tới nên đành quay đầu về lại làn của mình.

Trên các tuyến đường như: Nguyễn Thị Minh Khai, Trương Định (quận 1) hay đường Vĩnh Hội, Tân Vĩnh (quận 4)… nhiều xe máy cố tình lấn làn, đi ngược nhiều chỉ để nhanh hơn vài giây.

Nối đuôi nhau đi ngược chiều, đường hai chiều thành một chiều- Ảnh 3.

Xe máy đi ngược chiều tại ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Trương Định (quận 1) - Ảnh: HỮU DUY

Không riêng giờ cao điểm, tình trạng đi ngang về tắt diễn ra bất kể thời điểm nào trong ngày, càng gây nên tình trạng mất an toàn giao thông qua các khu vực này.

Tại các tuyến đường có đường ray xe lửa cắt ngang như: Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Trỗi, Hoàng Văn Thụ... nhiều người không muốn xếp hàng phía sau để chờ tàu mà đi qua làn đường chiều ngược lại rồi vượt lên đứng sát đường ray.

Đợi khi tàu đi qua rồi, nhân viên kéo gác chắn lên thì họ là những người được đi đầu tiên.

"Mỗi lúc đi lấn đường mình cũng sợ va chạm hoặc sợ bị phạt. Nhưng đường kẹt quá, ai cũng chen nhau nên mình cứ vượt được đoạn nào hay đoạn đó. Chứ cứ nhích hoài là trễ giờ làm" - anh Phạm Tĩnh (ngụ quận Phú Nhuận) phân bua.

Còn chị Thu Hoài (ngụ quận Gò Vấp) cho rằng đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) quá nhỏ, buổi sáng có hàng ngàn phương tiện đổ ra hướng Phạm Văn Đồng, còn hướng từ Phạm Văn Đồng vào đi ít nên đoạn nào đi lấn được sẽ có nhiều người lấn, nhất là lúc dừng đèn đỏ.

"Mình làm ở Thủ Đức nên không còn đường nào khác để đi, buộc phải đi đường Phan Văn Trị. Công ty chấm công bằng dấu vân tay, ai đi trễ sẽ bị phạt vào tiền lương tháng đó. Vậy nên tranh thủ đoạn nào lấn được thì lấn, miễn đừng gây tai nạn" - chị Hoài nói.

Đi ngược chiều vì... lười biếng

Một số đoạn đường người chạy xe máy đi ngược chiều đã thành "truyền thống" nhiều năm nay, như xa lộ Hà Nội đoạn trước khu du lịch Suối Tiên, quốc lộ 1 đoạn từ Đại học Nông Lâm về Đại học Quốc gia TP.HCM, quốc lộ 1 trước chợ đầu mối nông sản Thủ Đức.

Từng tốp người đi xe máy chạy ngược chiều bất chấp nguy hiểm, bất chấp xe buýt ra vào để đón trả khách.

Nối đuôi nhau đi ngược chiều, đường hai chiều thành một chiều- Ảnh 4.

Đi ngược chiều trên xa lộ Hà Nội đoạn trước khu du lịch Suối Tiên - Ảnh: XUÂN ĐOÀN

Anh Vũ Thanh (29 tuổi) kể mỗi ngày đi làm về ngang qua trước cổng khu du lịch Suối Tiên đều phải tìm cách né những người đang lao ngược chiều tới.

Theo anh Thanh, muốn đi đúng họ phải vòng lên cầu vượt trạm 2 rồi quay đầu lại với một đoạn đường dài hơn 500m, còn đi ngược chiều chỉ khoảng 200m. Chính vì vậy nhiều người chọn cách đi ngược chiều cho nhanh.

"Mấy tháng qua người ta đang làm cầu bộ hành, đường bị bóp lại. Giờ tan tầm xe chen chúc nhau mà còn phải né thêm mấy người đi ngược chiều" - anh Thanh bức xúc.

Nối đuôi nhau đi ngược chiều, đường hai chiều thành một chiều- Ảnh 5.

Đi ngược chiều, không đội nón bảo hiểm trước chợ đầu mối nông sản Thủ Đức - Ảnh: XUÂN ĐOÀN

Trước chợ đầu mối nông sản Thủ Đức hầu như lúc nào cũng có dòng xe đi ngược chiều.

Ông Minh Tùng (60 tuổi) chạy xe ôm khu vực này cho hay muốn từ quốc lộ 13 tới trước chợ đầu mối thì phải vòng lên cầu vượt Gò Dưa rồi quay đầu lại. Đi xa nên nhiều người làm biếng, chọn đi ngược chiều gần hơn.

Theo ông Tùng, cảnh sát giao thông thường xuyên đứng xử phạt xe đi ngược chiều ở đoạn này, nhưng thấy có cảnh sát giao thông thì nhiều người xuống dắt bộ hoặc quay đầu.

Một số hình ảnh đi ngược chiều:

Nối đuôi nhau đi ngược chiều, đường hai chiều thành một chiều- Ảnh 6.

Đi ngược chiều trước khu du lịch Suối Tiên - Ảnh: XUÂN ĐOÀN

Nối đuôi nhau đi ngược chiều, đường hai chiều thành một chiều- Ảnh 7.

Đường đang thi công, đông xe nhưng vẫn chen lấn đi ngược chiều trước khu du lịch Suối Tiên - Ảnh: XUÂN ĐOÀN

Nối đuôi nhau đi ngược chiều, đường hai chiều thành một chiều- Ảnh 8.

Đi ngược chiều trước chợ đầu mối nông sản Thủ Đức - Ảnh: XUÂN ĐOÀN

Để né kẹt xe nhiều người đã cố tình chạy vào làn ngược chiều thông thoáng, dễ dàng luồn lách qua quãng kẹt hơn - Ảnh: TIẾN QUỐC

Để né kẹt xe nhiều người đã cố tình chạy vào làn ngược chiều thông thoáng, dễ dàng luồn lách qua quãng kẹt hơn - Ảnh: TIẾN QUỐC

Nối đuôi nhau đi ngược chiều, đường hai chiều thành một chiều- Ảnh 10.

Cạnh xe máy di chuyển thông thường, xe ba gác chở đồ vật cồng kềnh cũng di chuyển ngược chiều rất nguy hiểm - Ảnh: TIẾN QUỐC

Xác minh người đàn ông chở em bé đi ngược chiều, quyết cản đường ô tô ở quận 1

Mạng xã hội lan truyền clip một người đàn ông chở em bé đi ngược chiều trên đường Hai Bà Trưng, quận 1 khiến người đi đường bức xúc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường gần 35 tỉ không có ai đi vì đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ có khu dân cư

Tuyến đường 2 làn xe, tổng số tiền đầu tư 35 tỉ đồng nhưng đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ ngày có khu dân cư trong tương lai.

Đường gần 35 tỉ không có ai đi vì đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ có khu dân cư

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp ở khu bãi bồi sông Hồng dưới chân cầu Nhật Tân (Hà Nội) đã bị san lấp, xây dựng nhà trái phép.

Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thu nhập chịu thuế dựa theo giá đất.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

Đà Nẵng thành lập chi bộ đặc khu Hoàng Sa và 15 đảng bộ phường, xã

Đà Nẵng ban hành đề án về sắp xếp tổ chức đảng, thành lập 15 đảng bộ phường, xã và chi bộ đặc khu Hoàng Sa.

Đà Nẵng thành lập chi bộ đặc khu Hoàng Sa và 15 đảng bộ phường, xã
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar