23/01/2014 08:05 GMT+7

Nỗi buồn thâm niên

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TT - Khi tâm sự về phụ cấp thâm niên, các nhà giáo đã không giấu được sự bùi ngùi và chua xót. Cả đời tận tụy với học sinh, cả đời tâm huyết với sự nghiệp trồng người mặc cho đồng lương quá thấp. Khi về hưu thì khoản lương hưu hằng tháng của họ cũng thuộc dạng “hương hoa”, chỉ đủ để các nhà giáo sống cuộc đời thanh bạch - nếu không muốn nói là thiếu thốn.

Rồi khi nghe Nhà nước thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên, họ đã khấp khởi mừng.

Xã hội hiểu rằng khoản phụ cấp này là một cách “chữa cháy” cho chế độ lương của cán bộ, giáo viên làm việc trong ngành giáo dục vốn đã quá lỗi thời và lạc hậu.

Thế nhưng họ đã một phen mừng hụt. Bởi nghị định số 54/2011 của Chính phủ (về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo) ghi: “Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 1-5-2011”. Bởi vậy mới có chuyện cô giáo Đinh Thị Hoa ở Tiền Giang với thâm niên giảng dạy 36 năm nhưng chỉ được nhận phụ cấp thâm niên 1,2 triệu đồng (tháng 5-2011 cô bắt đầu được nhận phụ cấp thâm niên thì ngày 1-6-2011 cô nhận quyết định nghỉ hưu. Tính ra cô được nhận phụ cấp thâm niên tháng đầu tiên mà cũng là tháng cuối cùng trong cuộc đời dạy học).

Từ câu chuyện trên, dư luận đặt câu hỏi: còn bao nhiêu nhà giáo trên đất nước này phải chịu thiệt thòi như cô Hoa? Có bao nhiêu nhà giáo đã về hưu trước tháng 5-2011 đang sống trong gian khó nhưng không được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên? Thế là có quyết định 52/2013 (của Thủ tướng về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu). Với quyết định đó, nhà giáo đã về hưu trước tháng 5-2011 cũng sẽ được nhận khoản tiền này.

Nhà giáo lại chờ đợi trong hi vọng. Nhưng niềm hi vọng của một bộ phận trong họ vụt tắt khi cơ quan bảo hiểm trả lời rằng: chỉ có giáo viên - những người trực tiếp đứng lớp mới được nhận (có nghĩa là cán bộ quản lý về hưu trước tháng 5-2011 không được nhận trợ cấp). Thế thì hàng loạt nhà giáo làm công việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chuyên viên, lãnh đạo sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT...không phải là người làm công tác giáo dục hay sao? Trong khi nghị định 54 có ghi: “...chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập” cơ mà. Hình như cơ quan bảo hiểm xã hội đang “thử thách” sự kiên nhẫn của nhà giáo? Mà đâu phải nhà giáo nào cũng được lên phòng GD-ĐT, sở GD-ĐT hay ban giám hiệu nhà trường. Chỉ có những giáo viên giỏi, vững tay nghề, phải đi học các lớp bổ sung kiến thức... mới được đề bạt làm cán bộ quản lý. Chưa hết, nhiều giáo viên trường bán công ở TP.HCM cũng bị từ chối vì hai chữ “bán công” (trong khi đặc thù trường bán công ở TP.HCM chính là trường công lập, chỉ thay đổi cách quản lý và sử dụng về tài chính).

Bàn về phụ cấp thâm niên, nhiều lãnh đạo phòng GD-ĐT ở TP.HCM than thở rằng: tìm chuyên viên cho phòng bây giờ khó khăn quá. Đang từ giáo viên, khi về phòng GD-ĐT thu nhập của họ giảm xuống (do bị cắt các khoản phụ cấp, trợ cấp) nên không ai chịu về phòng. Thế nên hiện tại một số lãnh đạo phòng GD-ĐT quận 3, quận 6... phải kiêm luôn nhiều nhiệm vụ của chuyên viên vì không tìm được người.

Phụ cấp thâm niên dành cho nhà giáo phải được xem là khoản phụ cấp thâm niên nghề nghiệp như đúng nghĩa của nó. Tất cả những người đã và đang cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người phải được hưởng phụ cấp thâm niên nghề nghiệp như nhau. Đó là điều không phải chỉ những nhà giáo mà cả xã hội đang mong chờ.

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Hàng giả, hàng gian gây bức xúc đã từ lâu, nay nóng lên khi cơ quan chức năng vừa khởi tố nhiều vụ gây chấn động.

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar