14/10/2014 09:20 GMT+7

​Nợ xấu làm nghẽn tín dụng

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TT - Nhiều NH than thừa tiền nhưng không kiếm được doanh nghiệp tốt để cho vay.

Nhiều ngân hàng cho biết do vướng thủ tục, việc xử lý nợ xấu bị chậm đã ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng - Ảnh: T.ĐẠm

Số nợ xấu cũng như con số nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã được các ngân hàng (NH) tiết lộ tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM chiều 13-10.

Trái với không khí u ám năm ngoái, tình hình hoạt động của các NH đã có phần sáng sủa hơn, nhưng quá trình xử lý nợ xấu diễn ra một cách ì ạch. Nhiều NH than thừa tiền nhưng không kiếm được doanh nghiệp tốt để cho vay.

Chậm xử lý nợ xấu do thủ tục

Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc NH Nhà nước TP.HCM, cho biết nợ xấu chín tháng đầu năm tăng rất nhanh.

Tính đến cuối tháng 8-2014, nợ xấu trên địa bàn lên đến hơn 60.900 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 6,1% trên tổng dư nợ, trong khi đầu năm con số này chỉ khoảng 44.700 tỉ, chiếm tỉ lệ 4,89%. “Nếu so giá trị tuyệt đối, con số nợ xấu này tăng đến 16.200 tỉ đồng” - ông Minh nói.

Tiền thừa, NH không tìm được DN cho vay

Nhiều NH cho biết rất cần doanh nghiệp, đối với những khách hàng lâu năm luôn có những biện pháp hỗ trợ, sẵn sàng dành những gói lãi suất 5-6% trong thời gian đầu, thế nhưng vẫn không tìm được doanh nghiệp cho vay. Một số NH cho biết dù tích cực đưa ra những gói lãi suất tốt, tung quân đi chào mời nhưng vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra.

Theo ông Minh, trong cơ cấu các tổ chức tín dụng có tỉ lệ nợ xấu cao, các tổ chức tài chính, cho thuê tài chính đứng đầu sổ, lên đến 21-37%, tiếp đến là các NH thương mại khoảng 2-7%.

Nếu xét theo cơ cấu lĩnh vực cho vay, nợ xấu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh là 74,25%, phi sản xuất chiếm 25,75% nợ xấu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong khi đó theo các NH, công tác xử lý nợ xấu hiện khá chậm chạp do vướng mắc thủ tục pháp lý khi bán nợ cho VAMC, giấy ủy quyền của VAMC cho NH có tòa án đồng ý, tòa án không đồng ý.

Vì vậy, tốc độ xử lý nợ sau khi bán cho VAMC của NH có chậm lại trong thời gian đầu. Các NH đề nghị nên chăng có một cơ chế xử lý nợ sao cho tốt hơn, quyết liệt.

Đại diện NH Bản Việt cho rằng việc xử lý nợ xấu thời gian qua quá chậm, do cơ chế và thủ tục xử lý nợ không còn rườm rà và chưa hợp lý.

Chẳng hạn, hiện nay VAMC chỉ xử lý những khoản nợ trên 1,5 tỉ đồng trong khi những NH có quy mô vừa như Bản Việt, nợ xấu tập trung ở những khoản vay dưới 1 tỉ đồng nên rất khó bán cho VAMC. Điều này dẫn đến việc xử lý của NH rất chậm chạp.

Tổng giám đốc NH Á Châu Đỗ Minh Toàn cũng cho rằng công tác xử lý nợ chậm đã làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng tín dụng cho NH, vì các NH thận trọng hơn.

Ông Nguyễn Quang Triết, phó tổng giám đốc Eximbank, đề nghị NH Nhà nước và Chính phủ cần có những hỗ trợ về cơ chế kịp thời để xử lý nhanh nợ xấu, kịp thời đưa đồng vốn vào thị trường.

Nên mở rộng loại nợ được mua

Theo ông Trần Du Lịch - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, một trong những mục đích khi lập VAMC là nhằm giải thoát cho những doanh nghiệp vướng nợ xấu, tiếp tục đi vay để giải quyết nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Theo nguyên tắc này, khi VAMC mua lại khoản nợ, tổ chức tín dụng được trích lập khoản nợ xấu trong vòng năm năm. Tất cả các khoản nợ bán cho VAMC không được coi là nợ xấu nữa, nhờ đó doanh nghiệp được tháo gỡ khó khăn.

Tuy nhiên, thực tế các NH lại tỏ ra ngần ngại và thực tế đến nay chưa nhiều doanh nghiệp dạng này được vay lại. Riêng đại diện NH Đông Á cho biết vẫn mở cửa với đối tượng này nhưng điều kiện sẽ khắt khe hơn.

“Các doanh nghiệp sau khi có khoản vay đã bán cho VAMC, nếu trình được phương án kinh doanh tốt thì NH cũng sẽ cân nhắc cho vay tiếp. Lúc đó, NH cũng yêu cầu doanh nghiệp cam kết chỉ có liên hệ một NH và giám sát dòng tiền của doanh nghiệp, đảm bảo việc thu hồi” - vị này nói.

Ông Phan Đình Tuệ, phó tổng giám đốc Sacombank, cho biết từ đầu năm đến nay dù tìm nhiều cách, đưa ra nhiều gói lãi suất ưu đãi để tiếp thị doanh nghiệp vay nhưng NH vẫn đang thừa hạn mức cho vay dành cho doanh nghiệp.

“Chúng tôi dành hạn mức tín chấp cho doanh nghiệp lên đến 20.000 tỉ đồng nhưng vẫn không sử dụng hết dù NH ráo riết đi chào mời, đeo bám quyết liệt” - ông Tuệ nói.

Theo ông Tuệ, trong bối cảnh nguồn tiền đã dồi dào hơn, tình hình xử lý nợ của các tổ chức tín dụng nào ổn định, NH Nhà nước có thể cân nhắc giảm mức trích quỹ dự phòng xuống còn 10% thay vì 20% như hiện nay. Vì nếu NH không tích cực xử lý thì nợ xấu cũng phải trích quỹ dự phòng.

Ngoài ra, ông Tuệ cũng đề xuất nên mở rộng đối tượng được mua nợ, bên cạnh bất động sản có thể xem xét thêm các tài sản đảm bảo khác.

NHƯ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Để 'cứu' Novaland, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn đã cho Novaland mượn cổ phiếu để bán nhằm thanh toán nợ, kéo theo tỉ lệ sở hữu giảm từ 60,8% xuống còn 38,7%, hiện Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn.

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang 2025 chính thức khai mạc, đánh dấu 17 năm thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia, với sự góp mặt của 330 gian hàng đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2 vừa có công văn yêu cầu các điểm kinh doanh vàng miếng SJC trên địa bàn phải treo bảng, để người dân nhận biết đó là điểm bán vàng miếng.

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Bàn hàng trực tuyến mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng qua các KOL, KOC, nhà sáng tạo nội dung số… nhưng hàng Việt có đủ sức cạnh tranh hay không?

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất các địa phương sắp xếp các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện hiện nay thành các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đặt tại xã hoặc liên xã.

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar