20/08/2021 14:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nỗ lực phân phối vắc xin COVID-19 trên toàn cầu ra sao?

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Nhiều tổ chức trên thế giới đang giúp phân phối vắc xin cho các nước nghèo, nhưng họ đang thiếu một lượng vắc xin rất lớn so với những gì cần có để ngăn dịch tiếp tục lan rộng trên thế giới.

Nỗ lực phân phối vắc xin COVID-19 trên toàn cầu ra sao? - Ảnh 1.

Nhiều tổ chức đang nỗ lực phân phối vắc xin COVID-19 toàn cầu - Ảnh: AP

Theo Hãng tin AP, trong số các nỗ lực nói trên có cơ chế COVAX - ra đời cuối năm 2020 nhằm đảm bảo quyền tiếp cận vắc xin COVID-19 công bằng trên toàn cầu - do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) điều phối.

COVAX đã không thể đạt được các mục tiêu đề ra do thiếu nguồn lực để đảm bảo nguồn cung vắc xin ngay từ đầu.

Tính tới giữa tháng 8, COVAX đã phân phối khoảng 207 triệu liều vắc xin COVID-19 cho 138 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để so sánh, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, tới nay Mỹ đã phân bổ hơn 417 triệu liều vắc xin trong nước.

Do số liều vắc xin đã mua được không đủ để phân phối cho các nước, COVAX hiện đang dựa vào các liều được tặng từ những nước giàu có. Dù vậy, hầu hết số liều cam kết này sẽ không được phân phối cho COVAX trong năm nay.

Các vấn đề hậu cần cũng là thách thức khác. Để nhận vắc xin từ chương trình COVAX, các nước phải có lộ trình rõ ràng về cách họ phân bổ vắc xin trong nước, cần ưu tiên tiêm chủng cho người có nguy cơ cao như nhân viên y tế và người già.

Song, một số nước đang cần vắc xin lại không thể chứng minh được họ có thể thực hiện những kế hoạch như trên và thiếu ngân sách cho chương trình tiêm chủng quốc gia.

Theo AP, những tổ chức khác cũng đang nỗ lực giúp phân phối vắc xin.

Trong tháng 7, Liên minh châu Phi cho biết họ đã mua 400 triệu liều vắc xin COVID-19 của Johnson & Johnson để phân bổ cho 45 nước ở châu lục này. Trung Quốc, Nga và Mỹ cũng đã tặng hàng triệu liều vắc xin cho các nước.

Trước đó, trong tháng 6, nhóm G7 - trong đó có Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Mỹ - đã cam kết tặng 1 tỉ liều vắc xin cho các nước nghèo.

Dù vậy, con số này vẫn cách xa 11 tỉ liều theo WHO là cần thiết để chấm dứt đại dịch COVID-19.

Để bảo vệ người có nguy cơ mắc bệnh nặng tại các nước nghèo, WHO kêu gọi các nước giàu tặng ngay thêm nhiều liều nữa và ngừng kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em cũng như tiêm liều bổ sung cho người dân.

"Chúng ta đang có những lựa chọn mà hiện tại không giúp bảo vệ những người đang cần giúp nhất", tổng giám đốc WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - nói.

Mũi vắc xin COVID-19 bổ sung: WHO phản đối, nhiều nước vẫn tiêm

TTO - Chính phủ Mỹ thông báo từ ngày 20-9 sẽ tiêm liều bổ sung cho những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech và Moderna tối thiểu 8 tháng trước đó.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ lệ ủng hộ Thủ tướng Thái Lan chỉ còn 9,2%

Tỉ lệ ủng hộ Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra ở mức thấp nhất trong số 5 chính trị gia được khảo sát, theo báo Bangkok Post.

Tỉ lệ ủng hộ Thủ tướng Thái Lan chỉ còn 9,2%

Nga không kích sâu vào miền tây Ukraine, Ba Lan kích hoạt phòng không

Nhiều khu vực trên khắp Ukraine ghi nhận thiệt hại sau cuộc không kích mới nhất bằng tên lửa và drone Nga.

Nga không kích sâu vào miền tây Ukraine, Ba Lan kích hoạt phòng không

Thư ký báo chí Nhà Trắng bị chỉ trích vì ca ngợi ông Trump quá đà

Thư ký báo chí Nhà Trắng bị chỉ trích vì nói ông Trump đã sáng tạo khẩu hiệu “hòa bình qua sức mạnh” trong khi nó đã có từ thời La Mã.

Thư ký báo chí Nhà Trắng bị chỉ trích vì ca ngợi ông Trump quá đà

Thủ tướng Thái Lan trình nhà vua nội các mới, đề xuất kiêm bộ trưởng Văn hóa

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra trình danh sách nội các mới, kiêm thêm bộ trưởng Văn hóa, thay đổi nhân sự ở các bộ then chốt.

Thủ tướng Thái Lan trình nhà vua nội các mới, đề xuất kiêm bộ trưởng Văn hóa

Iran cấm lãnh đạo IAEA nhập cảnh, ngăn việc lắp camera giám sát các cơ sở hạt nhân

Đây là động thái mới nhất của Iran sau khi Quốc hội nước này thông qua luật đình chỉ việc hợp tác với IAEA.

Iran cấm lãnh đạo IAEA nhập cảnh, ngăn việc lắp camera giám sát các cơ sở hạt nhân

Thái Lan nêu khả năng điều tiêm kích

Quan hệ Thái Lan - Campuchia đột ngột bị đẩy lên tầm mức đe dọa hoạt động quân sự.

Thái Lan nêu khả năng điều tiêm kích
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar