07/10/2014 08:01 GMT+7

​Nợ đất của dân, 10 năm chưa trả

NGUYÊN LINH
NGUYÊN LINH

TT - Hơn 10 năm qua, 855 hộ dân phải di dời nhường đất cho dự án hồ chứa nước Tả Trạch (đầu nguồn sông Hương) vẫn chưa nhận được đất để sản xuất như thỏa thuận của chính quyền.

Hơn 10 năm qua, người dân thôn Hòa Bình, xã Bình Thành (TX Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) vẫn mòn mỏi còn chờ chính quyền trả lại đất rừng để sản xuất - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ

Năm 2003, khi triển khai xây dựng dự án hồ Tả Trạch, có 855 hộ dân vùng lòng hồ phải di dời đến bảy điểm tái định cư ở các xã Bình Thành (thị xã Hương Trà), Xuân Lộc, Lộc Bổn (huyện Phú Lộc).

Theo thỏa thuận, về nơi ở mới mỗi hộ dân sẽ được cấp tối thiểu 1ha đất để ở và làm vườn, riêng đất rừng sản xuất của dân đã thu hồi cho dự án sẽ được áp dụng hình thức “đất đổi đất”.

Thế nhưng hơn 10 năm trôi qua, người dân đã giao hơn 1.012ha đất cho dự án mà vẫn chưa được tỉnh cấp trả.

Gần 200 hộ dân di dời được bố trí ở ba khu tái định cư gồm Hòa Bình, Hòa Thành và Bình Dương (xã Bình Thành) đang “khát” đất sản xuất.

Ông Nguyễn Đình Phòng, 80 tuổi, một hộ dân ở thôn Hòa Bình, cho biết phải làm thuê làm mướn đủ nghề vẫn không đủ sống.

“Gia đình tôi đã giao 6,3ha đất rừng cho dự án hồ Tả Trạch, nhưng khi chuyển đến nơi ở mới chỉ được cấp 1ha đất ở và làm vườn cho tám người. Ở giữa rừng mà không có đất sản xuất thì lấy chi mà sống?” - ông Phòng nói.

Nhiều hộ dân ở các khu tái định cư xã Bình Thành đã phải bỏ nhà, dắt nhau vào các tỉnh phía Nam làm ăn, làng xóm vắng hoe. Tại xã Lộc Bổn, 244 hộ dân bị di dời được bố trí vào bốn khu tái định cư ở thôn Bến Ván đều thiếu đất sản xuất, phần lớn thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.

Các hộ dân ở các điểm tái định cư khác của dự án hồ Tả Trạch cũng rơi vào tình cảnh tương tự, đang “đỏ mắt” chờ chính quyền thực hiện lời hứa trả đất.

Ông Hoàng Ngọc Khanh, chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết chủ trương “đất đổi đất” đã bị phá sản vì sau khi rà soát diện tích đất lâm nghiệp ở các lâm trường thì thấy quỹ đất không còn, tỉnh đã lên phương án bồi thường bằng tiền để trình Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn (chủ đầu tư dự án hồ chứa nước Tả Trạch) và Chính phủ quyết định.

Ông Khanh lý giải việc chậm đền bù cho người dân là vì dự án hồ Tả Trạch liên tục điều chỉnh, tăng vốn đầu tư, trong khi trị giá bồi thường vượt ngoài khả năng chi trả của tỉnh.

Phương án bồi thường bằng tiền vừa được Chính phủ chấp thuận, bằng việc tách ra một dự án riêng, nằm trong dự án hồ Tả Trạch, hiện Bộ Kế hoạch - đầu tư đang thẩm định nguồn vốn.

Sau khi có nguồn vốn, UBND tỉnh sẽ tiến hành bồi thường, giá đền bù tính theo thời điểm hiện nay, vận dụng những chính sách có lợi nhất cho người dân.

Ngoài việc nhận tiền đền bù đất, người dân còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề và đào tạo việc làm. “Hi vọng tiền đền bù sẽ đến với người dân trong năm 2015” - ông Khanh nói.

Nên thu hồi đất lâm trường trả dân

Ông Nguyễn Trung Nhân, phó chủ tịch UBND xã Bình Thành, cho rằng nông dân muốn sống phải có đất, nếu tỉnh trả nợ bằng tiền họ sẽ mua sắm, ăn tiêu hết, nghèo sẽ hoàn nghèo.

Theo ông Nhân, hiện các lâm trường đang chiếm hết 70% đất của xã, nhiều diện tích vẫn còn để trống, trong khi người dân của xã không có đất sản xuất phải đi làm thuê sống qua ngày.

Phương án tốt nhất giúp người dân thoát khỏi đói nghèo bền vững là tỉnh nên thu hồi đất của các lâm trường để trả cho người dân sản xuất.

NGUYÊN LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dân đang tắm biển Gia Lai hết hồn vì nước thải đen kịt chảy tràn lan

Khơi miệng cống ở bãi biển Nhơn Lý khiến nước thải đen ngòm, hôi thối tràn ra biển, khiến người dân và du khách hoảng sợ.

Dân đang tắm biển Gia Lai hết hồn vì nước thải đen kịt chảy tràn lan

Tạm dừng lấp sông Quán Trường Nha Trang để thống nhất về làm ‘cầu công vụ’

Khánh Hòa cho biết đã tiếp nhận thông tin việc doanh nghiệp đổ đất lấp một đoạn sông Quán Trường tại phường Nam Nha Trang.

Tạm dừng lấp sông Quán Trường Nha Trang để thống nhất về làm ‘cầu công vụ’

'Chuồng cọp' ở chung cư tại Nha Trang: Nỗi lo trộm át nỗi sợ cháy nổ

Nhiều hộ gia đình sống tại các chung cư ở Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã cơi nới ban công thành 'chuồng cọp' sắt kiên cố.

'Chuồng cọp' ở chung cư tại Nha Trang: Nỗi lo trộm át nỗi sợ cháy nổ

Dẹp lấn chiếm vỉa hè: Có nhiều giải pháp khả thi mà!

Nhiều bạn đọc phản ánh tình trạng vỉa hè, lòng đường vẫn bị lấn chiếm, mong chính quyền xử lý dứt điểm, có biện pháp lâu dài.

Dẹp lấn chiếm vỉa hè: Có nhiều giải pháp khả thi mà!

Dân khổ vì cống thoát nước mưa 'tắc' 3 năm trời

Hệ thống cống thoát nước mưa tại xã Ea Na (tỉnh Đắk Lắk) 'tắc' suốt 3 năm nay, khiến nhiều hộ dân khốn khổ vì nước tràn vào nhà.

Dân khổ vì cống thoát nước mưa 'tắc' 3 năm trời

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, phân làn giao thông như thế nào?

Trong thời gian mở rộng tuyến cao tốc về miền Tây, cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, việc đi lại của người dân sẽ có nhiều thay đổi.

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, phân làn giao thông như thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar