13/08/2021 17:00 GMT+7

Ninh Thuận đề xuất ưu tiên khai thác tối đa dự án điện mặt trời 450 MW

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

Để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, tỉnh Ninh Thuận đề xuất không cắt giảm công suất, ưu tiên khai thác tối đa công suất dự án điện mặt trời 450 MW nhằm bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ninh Thuận đề xuất ưu tiên khai thác tối đa dự án điện mặt trời 450 MW - Ảnh 1.

UBND tỉnh Ninh Thuận đánh giá nhà đầu tư đang phải chịu chi phí truyền tải cho trạm biến áp 500 kV nhưng vẫn đang bị cắt giảm công suất là một thiệt thòi lớn cho dự án 450 MW và nhà đầu tư - Ảnh: TRUNG NAM

Sau khi đã hoàn thành nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam với quy mô công suất 450 MW và đầu tư đường dây truyền tải 500 kV, chỉ có 277,888/450 MW được hưởng mức giá bán điện ưu đãi 9,35 cent/kWh (thuộc gói công suất tích lũy 2.000 MW), để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản số 4072, đề xuất, kiến nghị Bộ Công thương xem xét, tạo điều kiện cho nhà đầu tư.

Trong đó, UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, phần công suất còn lại của dự án hiện nay chưa xác định được bán điện cụ thể làm cơ sở thanh toán, dẫn đến gây khó khăn và áp lực rất lớn cho nhà đầu tư trong việc chi trả lãi vay cho ngân hàng theo phương án tài chính đã được phê duyệt.

Đồng thời, trong thời gian chờ bàn giao trạm biến áp 500 kV Thuận Nam - Vĩnh Tân với giá 0 đồng cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo yêu cầu của Bộ Công thương (văn bản số 517 ngày 21-1-2021), dự án 450 MW, trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV vẫn tham gia hỗ trợ truyền tải cho các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 

Tuy vậy, nhà đầu tư đang phải chịu chi phí truyền tải cho trạm biến áp 500 kV Thuận Nam vẫn đang bị cắt giảm công suất, và có thời điểm cắt giảm hơn 80% công suất của nhà máy tương tự như các nhà đầu tư khác trong cùng khu vực đang được hưởng lợi trên đường dây truyền tải 500 kV. 

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, đây là một thiệt thòi lớn cho dự án 450 MW và nhà đầu tư.

Do đó, UBND tỉnh Ninh Thuận cho rằng, nhằm tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ Công thương quan tâm, xem xét chỉ đạo các đơn vị liên quan không cắt giảm công suất, ưu tiên khai thác tối đa công suất dự án 450 MW nhằm bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh như kiến nghị của nhà đầu tư.

Trước đó, UBND tỉnh Ninh Thuận cho hay, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ (tại văn bản số 70/TTg-CN ngày 9-1-2020) về đồng ý phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và triển khai đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời công suất 450 MW tại Ninh Thuận kết hợp với đầu tư trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia đưa vào vận hành trong năm 2020; trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Công thương tại văn bản số 517, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức lựa chọn nhà đầu tư đảm bảo công khai, minh bạch, theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật đầu tư và các pháp luật hiện hành khác có liên quan.

Ngày 18-5-2020, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam là nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW kết hợp đầu tư trạm biến áp 500 kV Thuận Nam, các đường dây 220kV, 500kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia. 

Đây là dự án có quy mô lớn, tổng vốn đầu tư hơn 12 ngàn tỉ đồng. Trong đó, hạng mục trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây đấu nối có giá trị đầu tư gần 2.000 tỉ đồng, được nhà đầu tư tự thu xếp kinh phí đầu tư và bàn giao cho EVN/EVNNPT quản lý, vận hành với mục tiêu giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, hiện nay, dự án đã đi vào hoạt động thương mại gần 10 tháng, đóng góp vai trò quan trọng trong việc giải tỏa công suất thông qua trạm biến áp 500 kV và đường dây 500 kV Thuận Nam - Vĩnh Tân.

Đã hoàn thành song chưa có giá bán điện

Theo quyết định số 13 của Chính phủ, các dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại (COD) trước ngày 1-1-2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW được hưởng mức giá bán điện ưu đãi là 9,35 cent/kWh trong thời gian 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Tuy nhiên, kết thúc năm 2020, số lượng dự án điện mặt trời trang trại tại tỉnh này đã vượt qua con số 2.000 MW, trong số đó có một phần của dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam.

Quyết định số 13 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đã hết hiệu lực sau ngày 31-12-2020 và đến nay chưa có quyết định mới thay thế, do đó các dự án điện mặt trời "lố" công suất 2.000 MW tại Ninh Thuận cũng như những dự án điện mặt trời vận hành sau ngày 1-1-2021 tại các tỉnh khác vẫn chưa có mức giá mới để được thanh toán tiền điện.

Thừa điện, phải giảm điện tái tạo

TTO - Không chỉ các nhà máy điện mặt trời mặt đất, các dự án điện mặt trời mái nhà cũng phải cắt giảm điện dịp tết vừa qua do thừa điện.

NGỌC HIỂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê bật tăng trở lại sau nhiều phiên giảm

Sau nhiều phiên giảm, giá cà phê trong nước và thế giới bật tăng trở lại, đặc biệt cà phê Robusta giao dịch trên sàn tăng khá mạnh so với thường thấy.

Giá cà phê bật tăng trở lại sau nhiều phiên giảm

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Nhiều người thắc mắc vì sao không thấy tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên xuất hiện trong danh sách cổ đông góp vốn sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt trên dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Nhiều doanh nghiệp Nhật háo hức nhập vải thiều Việt Nam

Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ nhiều thông tin về thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản trong chuyến thăm và làm việc tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ.

Nhiều doanh nghiệp Nhật háo hức nhập vải thiều Việt Nam

Giá tiêu liệu có giảm thêm, xuống dưới mốc 150.000 đồng?

Giá tiêu trong nước giảm nhẹ, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng thị trường vẫn ổn. Giá hồ tiêu thế giới biến động trái chiều, chênh lệch nhẹ.

Giá tiêu liệu có giảm thêm, xuống dưới mốc 150.000 đồng?

Cuộc thi clip '50 năm - Tỏa sáng miền Nam': Chuyển đổi số, chìa khóa thành công

Công ty Điện lực Hậu Giang tích cực chuyển đổi số, nâng cấp dịch vụ tiện ích, nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.

Cuộc thi clip '50 năm - Tỏa sáng miền Nam': Chuyển đổi số, chìa khóa thành công

Cuộc thi clip 50 năm - Tỏa sáng miền Nam: 35 năm thắp sáng quê hương Hậu Giang

'Mẹ ơi, cha ơi mình sắp có điện rồi!'. Những niềm vui hồn nhiên đó là động lực để anh em dù khó khăn cỡ nào cũng cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ đưa điện về phục vụ cho bà con.

Cuộc thi clip 50 năm - Tỏa sáng miền Nam: 35 năm thắp sáng quê hương Hậu Giang
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar