07/09/2020 16:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Niềm tin tan vỡ của ông Joe Biden về Trung Quốc

PHÚC LONG (theo New York Times)
PHÚC LONG (theo New York Times)

TTO - Ông Joe Biden từng có một niềm tin rằng Trung Quốc sẽ chơi sòng phẳng, theo luật khi lớn mạnh, nhưng 20 năm sau ông nhận ra sự thật phũ phàng.

Niềm tin tan vỡ của ông Joe Biden về Trung Quốc - Ảnh 1.

Phó tổng thống Joe Biden gặp Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Đô Giang Yển năm 2011 - Ảnh: AFP

Theo báo New York Times, năm 2001 thượng nghị sĩ Joe Biden lầu đầu tiên đi công tác nước ngoài trên cương vị chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Tại Bắc Đới Hà, Trung Quốc, ông mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ - Trung bằng cách thiết lập liên kết thương mại giúp Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

"Hoa Kỳ chào đón sự trỗi dậy của một Trung Quốc thống nhất, thịnh vượng trên trường quốc tế, vì chúng ta mong chờ đây là lúc Trung Quốc hành xử theo luật pháp quốc tế", ông Biden nói với Chủ tịch Trung Quốc khi đó là ông Giang Trạch Dân.

Trở về Washington sau chuyến đi, ông lặp lại cùng thông điệp trước báo giới: "Mỹ chào đón Trung Quốc trỗi dậy như một siêu cường, vì siêu cường phải tuân thủ luật quốc tế trong các lĩnh vực như quyền con người, thương mại, không phổ biến hạt nhân...".

20 năm sau...

Trung Quốc quả thật trỗi dậy thành một siêu cường, chỉ có điều trong mắt người Mỹ bây giờ họ là một đối thủ nguy hiểm chứ không còn là đối tác. Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều thừa nhận Bắc Kinh đã lợi dụng sự hội nhập toàn cầu mà ông Biden và nhiều quan chức Mỹ khác mang lại cho họ.

Chiến tranh lạnh Mỹ - Trung "kiểu mới" - theo cách nhìn từ Washington - cuốn theo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11-2020. Đây cũng là lần đầu sau nhiều năm, ông Joe Biden cho thấy một cái nhìn, ngôn ngữ khác về Trung Quốc.

Ông Biden dọa nếu thắng cử sẽ áp lệnh trừng phạt kinh tế nếu Trung Quốc dám bịt miệng người dân và doanh nghiệp Mỹ. "Mỹ cần cứng rắn với Trung Quốc", ông nêu quan điểm.

Chặng đường 20 năm từ "lạc quan" đến "lên án" của ông Biden phản chiếu đúng những gì quan hệ Mỹ - Trung đã và đang trải qua, từ nồng ấm ngày xưa cho đến thất vọng, giận dữ ngày nay.

Niềm tin tan vỡ của ông Joe Biden về Trung Quốc - Ảnh 2.

Thượng nghị sĩ Joe Biden bắt tay một cậu bé 7 tuổi ở ngôi làng Yanzikou, Trung Quốc năm 2001 - Ảnh: NYT

Trong bài viết năm 2018 đăng trên tạp chí Foreign Affairs, Kurt M. Campbell và Ely Ratner, 2 cựu quan chức cố vấn cho ông Biden dưới thời tổng thống Obama, tiết lộ tất cả chính quyền (tổng thống) Dân chủ và Cộng hòa đều có lỗi trong những sai lầm chính sách căn bản về Trung Quốc.

"Xuyên suốt phổ ý thức hệ, chúng tôi trong cộng đồng làm chính sách đối ngoại Mỹ luôn bám lấy những kỳ vọng về Trung Quốc - về cách họ tiếp cận kinh tế, chính trị trong nước, an ninh và trật tự toàn cầu - mặc dù bằng chứng chống lại (Trung Quốc) ngày càng nhiều.

Những chính sách xây dựng trên niềm tin đó đã không thể thay đổi Trung Quốc theo cách chúng tôi mong muốn hoặc hi vọng", hai cựu cố vấn viết.

Một mặt tránh đề cập đến những quan điểm sai về Trung Quốc trước đây, những ngày này ông Biden không còn nhắc đến chuyện "thay đổi" Trung Quốc nữa, mà là khôi phục nước Mỹ, từ đó mới có chỗ đứng huy động các quốc gia cùng chí hướng khắc chế Trung Quốc.

Trong số những ưu tiên của ông Biden là xây dựng lại các khối đồng minh và giá trị dân chủ, riêng kế hoạch kinh tế "Xây lại tốt hơn" dự kiến thúc đẩy đầu tư trong các ngành công nghiệp và nghiên cứu của Mỹ, một phần để cạnh tranh với Trung Quốc.

Ông nhìn thấy một số lĩnh vực Washington và Bắc Kinh còn có thể hợp tác là chống biến đổi khí hậu, an ninh sức khỏe và chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, ông Biden chưa có câu trả lời rõ ràng làm cách nào 2 siêu cường phụ thuộc kinh tế lẫn nhau có thể giải quyết những bất đồng lớn về tư tưởng.

Quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức thấp nhất kể từ ngày thiết lập quan hệ năm 1979. Đến nước này nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục tăng tốc các chính sách kiểm soát trong nước, dùng sức mạnh vũ lực ở Hong Kong, Biển Đông và nhiều nơi khác.

Nhìn từ Washington thì đây chẳng khác nào hành động công khai thách thức Mỹ.

Bắc Kinh muốn ông Trump hay ông Biden thắng cử?

TTO - Chiến dịch tranh cử của Joe Biden được hiểu rộng rãi là trao cho cử tri Mỹ cơ hội "quay lại bình thường cũ" - khoảng thời gian ít sóng gió trước kỷ nguyên Donald Trump, nhưng có một thứ khó quay lại như cũ là quan hệ Mỹ - Trung Quốc.

PHÚC LONG (theo New York Times)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ông Trump nói sẽ 'lấy' Dải Gaza và biến vùng đất này thành 'khu vực tự do'. Hamas đáp rằng Gaza không phải để bán.

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Zelensky đã quyết định sẽ cử đoàn Ukraine tới Istanbul, nói rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán kỹ thuật này.

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Trước thềm đàm phán Nga - Ukraine, ông Trump nói sẽ không có tiến triển cho đến khi ông gặp ông Putin.

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán

Nga khẳng định ông Putin sẽ không đến Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ trích những khiêu khích của Ukraine.

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar