01/10/2013 12:02 GMT+7

Nhường đường cho người đi bộ, có khó lắm không?

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Vụ tai nạn thương tâm của một phụ nữ người Nhật trước Trạm xe buýt Bến Thành ngày 30-9 đã làm dấy lên mối quan tâm lâu nay của bạn đọc về tình trạng xe buýt chạy nhanh, chạy ẩu, cũng như vấn đề quản lý tại Trạm xe buýt Bến Thành.

Bạn đọc cũng đề cập đến "văn hóa nhường đường" cho người đi bộ qua đường. Tuổi Trẻ Online trích đăng các ý kiến:

Phóng to
Xe buýt cán chết giảng viên đại học người Nhật tại TP.HCM chiều 30-9 - Ảnh: Mậu Trường

Xe buýt được ưu tiên?

* Tôi đi đường thấy xe buýt chạy rất ẩu, lấn đường, lấn vạch, thích rẽ đâu thì rẽ. Tôi không hiểu sao lại cho xe buýt có quyền ưu tiên đến thế? Nhiều khi cảnh sát đang điều tiết giao thông ở ngã tư đông người, "ông" xe buýt vẫn ngang nhiên lấn tiếp như đường của ổng vậy.

Nguyễn Nam

* Tại Trung tâm điều hành xe buýt Bến Thành, vòng xoay bùng binh Quách Thị Trang tồn tại những bất hợp lý như sau:

1. Tình trạng buôn bán tràn lan ngay khu vực chờ xe dẫn tới việc hành khách thường phải đứng tràn xuống lòng lề đường vô cùng nguy hiểm... Lực lượng xe ôm khu vực này cũng không ít, thường xuyên chèo kéo khách trước và bên cạnh các xe đang chạy. Khi chứng kiến cảnh này với các du khách nước ngoài, cá nhân tôi cảm thấy rất xấu hổ vì quản lý hạ tầng tại một thành phố hàng đầu lại như thế.

2. Việc bố trí một khu vực ngắn chưa tới 50m chiều dài nhưng lại là nơi đón - trả cho trên 10 tuyến xe buýt mỗi chiều, không có người điều tiết xe buýt là bất hợp lý, khiến hành khách thường xuyên phải chạy chen ngang đầu xe (line bên trong đang dừng hoặc bắt đầu chạy) để lên-xuống xe ở line bên ngoài (vì không có chỗ dừng nên xe buýt phải chạy để đón-trả ở line bên ngoài)... như làm xiếc!

Những việc này có khó nhận ra không? Có gây phiền hà cho cộng đồng nếu tiếp tục duy trì như hiện nay không? Có khó kiểm soát để lập lại trật tự không? Mong rằng những người có trách nhiệm chịu khó “vi hành” đi xe buýt một vài hôm, quý vị sẽ chiêm nghiệm được nhiều điều hay, biết đâu người dân chúng tôi được nhờ sau đó.

Kiem Van Nguyen

* Tôi vẫn hay đi ngang chợ Bến Thành mỗi ngày. Tôi thấy vạch sơn cho người đi bộ tại đây rất bất hợp lý, vì bắt người đi bộ băng ngang bùng binh để qua chợ hoặc trạm xe buýt trong khi mật độ giao thông dày đặc. Ngay cả người bản địa băng qua đây cũng sợ, nói chi đến người nước ngoài hay khuyết tật.

Thêm vào đó, phần lớn xe buýt vào trạm tại đây thường có xu hướng càn lướt để vào trạm thật nhanh. Việc này đe dọa an toàn cho không chỉ người chạy xe mà cả người đi bộ. Tôi thấy Sài Gòn trong bức ảnh xưa có cầu vượt cho người đi bộ băng qua bùng binh này. Đây là một điều rất hay. Vậy tại sao ta không làm lại cầu vượt này, sẽ vừa giúp giao thông thông suốt hơn vì không bị vướng người đi bộ, vừa đảm bảo an toàn hơn cho mọi người.

Mai Tùng

* Xe buýt thời bây giờ chạy nhanh, chạy ẩu, mà mấy người trên xe buýt cũng giang hồ, ăn nói khó nghe. Tôi ít va chạm với họ, nhưng chứng kiến thấy cũng sợ, nhiều khi không biết đường thì hỏi người khách đi cùng chứ không dám hỏi họ.

ABC

* Xe buýt trong thành phố chạy rất ẩu. Tôi thấy hiện nay xe buýt tồn tại song song với sự nguy hiểm cho người đi đường vì đường sá chật hẹp, tài xế chạy ẩu...

Nguyen Misukini

Người đi bộ VN chưa được nhường đường

* Qua đường là một điều rất khó khăn ở Việt Nam, dù là đang đi trên lối dành cho người đi bộ nhưng các loại xe luôn không có ý nhường đường, vẫn chạy bon bon, nhấn còi inh ỏi như báo hiệu "tất cả mọi người hãy tránh ra cho ta chạy". Đây chỉ là 1/1 tỉ chuyện phức tạp của giao thông ở Việt Nam.

Nguyễn Phú Sang

* Ở các nước tiên tiến như Mỹ, Đức... người đi bộ là ưu tiên hàng đầu trên đường phố, xe cộ đều nghiêm túc dừng lại nhường đường cho người đi bộ và họ làm điều đó như một lẽ đương nhiên. Thiết nghĩ Việt Nam cần phải học tập nét văn hóa này.

Thùy Duyên

* Tôi thích đi bộ lắm, nhưng đúng là đi bộ ở TP.HCM rất nguy hiểm. Lòng đường thì bị chiếm dụng đậu xe hoặc bán quán nên nhiều khi phải xuống vệ đường. Mỗi lúc băng qua đường thì đáng sợ hơn (dù tôi luôn đi đúng vạch cho người đi bộ), nhưng cảm giác các xe đang lao thẳng vào mình...

Nguyễn Xuân Lý

* Theo hình ảnh thì nạn nhân đi đúng vạch sơn dành cho người đi bộ. Trong khi khoản 4 điều 11 Luật giao thông đường bộ quy định: Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người lái xe phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Hiện nay đi bộ ở đô thị nguy hiểm hơn đi xe máy. Hầu hết không ai nhường đường cho người đi bộ qua đường dù họ đi đúng vạch dành cho người đi bộ.

Điền Bá Quang

TUỔI TRẺ ONLINE

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường Đặng Thùy Trâm 'ngập như cơm bữa', dân mong sớm có dự án chống ngập

Dù đã có chủ trương đầu tư hơn 93 tỉ đồng để chống ngập, dự án xây đường Đặng Thùy Trâm (quận Bình Thạnh) vẫn chưa được khởi động.

Đường Đặng Thùy Trâm 'ngập như cơm bữa', dân mong sớm có dự án chống ngập

Hàng ngàn héc ta lúa ở Nghệ An lép hạt: 10 giống lúa ngoài cơ cấu

Qua đánh giá của Nghệ An liên quan việc hàng ngàn héc ta lúa lép, không kết hạt cao có 10 giống lúa nằm ngoài cơ cấu.

Hàng ngàn héc ta lúa ở Nghệ An lép hạt: 10 giống lúa ngoài cơ cấu

Nữ sinh lớp 9 ở Quảng Bình 'mất tích': Đi chơi ở Hà Nội

Sau gần ba ngày "mất tích", gia đình đã tìm thấy nữ sinh lớp 9 ở Quảng Bình tại Hà Nội trong tình trạng sức khỏe và tinh thần ổn định.

Nữ sinh lớp 9 ở Quảng Bình 'mất tích': Đi chơi ở Hà Nội

Xe ben 24 tấn làm sập cầu tải trọng 5 tấn ở Cần Thơ

Cầu Bà Lễ, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ có tải trọng 5 tấn nhưng xe chở vật liệu xây dựng tải trọng 24 tấn vẫn đi qua khiến cầu sập.

Xe ben 24 tấn làm sập cầu tải trọng 5 tấn ở Cần Thơ

Bảng thông báo tốc độ ở hai đầu hầm sông Sài Gòn, tài xế vi phạm có bị xử phạt?

Đi lại qua hầm sông Sài Gòn (nối TP Thủ Đức và quận 1, TP.HCM), tài xế cần chú ý bảng thông báo tốc độ ở hai đầu hầm.

Bảng thông báo tốc độ ở hai đầu hầm sông Sài Gòn, tài xế  vi phạm có bị xử phạt?

Ai được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 1-7?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, sẽ có mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới từ ngày 1-7-2025.

Ai được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 1-7?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar